PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 43)

Để phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, phân tích thống kê, và mô hình kinh tế lượng

Phương pháp chuyên gia

Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích định tính:

Thảo luận chuyên gia để xác định vấn đề nghiên cứu, hình thành các thang đo, bảng thu thập dữ liệu.

Khi có kết quả phân tích định lượng, tác giả cùng chuyên gia thảo luận về các kết quả nghiên cứu có được, nhằm giúp nâng cao tính khả thi cho các gợi ý chính sách ở chương 5.

Phương pháp thống kê mô tả.

Tác giả sử dụng phương pháp này là dùng để mô tả đặc điểm của đối tượng DNNVV được khảo sát.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu định tính. Các chỉ số thống kê mô tả như:

32

Giá trị trung bình mẫu (mean): là một đại lượng mô tả thống kê, được tính bằng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.

Số trung vị (Median): là giá trị của biến đứng ở giữa của một dãy số đã được sắp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

Giá trị tối đa (Maximum): là giá trị lớn nhất của biến đứng trong một dãy số. Giá trị tối thiểu (Minimum): là giá trị nhỏ nhất của biến đứng trong một dãy số. Mode: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.

Phương sai ( 2): là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và giá trị trung bình của các biến đó.

Độ lệch chuẩn (Std. Deviation): là đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)