Với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chiếm hơn 98% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đóng góp vào mức tăng trưởng GDP, tạo việc làm và các vấn đề xã hội. Do vậy, sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp này là một điều tất yếu khách quan. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp lớn, DNNVV có nhiều đặc điểm khác biệt, sự khác biệt này có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này vẫn sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiết hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho tất cả các thành phần kinh tế cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động do đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và quy mô giữ nhu cầu vốn và khả năng tài trợ nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn giúp cho các đơn vị vay giải quyết các vấn đề cung ứng vốn lưu động để ảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục.
Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là các DNNVV. Thông qua việc cho các doanh nghiệp vay
vố ụng ngân hàng đã giúp các doanh nghiệ ốt nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho việc cũng cố, phát triển các quan hệ sản xuất mới. Tín dụng ngân hàng như một công cụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của nó gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế.
15
Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNNVV được hoạt động liên tục. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn thay đổi mẫu mã mặt hàng, cải tiến kỹ thuật, máy móc thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự ra đời của các ngành sản xuất mới, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Từ đó, góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục.
Tín dụng ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho các DNNVV ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp tiến hành cơ giới hóa, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi,…sản xuất tập trung các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế trong xuất khẩu.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng là nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với các DNNVV, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp để họ tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.