Đối với Vietinbank Vĩnh Long

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 92)

- Tiếp tục đẩy mạnh cho vay DNNVV theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

- Đa phần các doanh nghiệp chưa nắm và hiểu rõ được một số quy định trong quan hệ vay vốn nên dễ gây ra sự “không ăn khớp” trong quan hệ tín dụng, hiện nay một số doanh nghiệp còn nặng quan điểm muốn vay được vốn, điều kiện tiên quyết là phải có TSBD mà không phải là dự án đầu tư hiệu quả, quan điểm này đã gây một số khúc mắc trong công tác thẩm định, xét duyệt cho vay của ngân hàng.

81

- Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNNVV: Có chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng vay vốn; tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình lãi suất như lãi suất trả định kỳ hàng tháng, quý, năm…tạo điều kiện phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn khoản vay phù hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

- Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng dành cho khác hàng DNNVV: DNNVV ở tại từng địa bàn có những đặc điểm, tiềm năng khai thác khác nhau nên các hình thức tín dụng phải được thiết kế phù hợp với đối tượng DNNVV.

- Có định hướng phát triển sản phẩm tín dụng cho khu vực DNNVV: Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ chuyên biệt theo đặc thù kinh doanh của từng nhóm khách hàng DNNVV: khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng công ty mẹ, con, khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI), khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển lương qua thẻ ATM. Lựa chọn các sản phẩm và hình thức bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh của DNNVV. Xây dựng chính sách dành riêng cho đối tượng khách hàng DNNVV: ưu đãi mức lãi suất, linh hoạt phương thức cho vay, thời hạn vay, tạo điều kiện cho khách hàng được ân hạn, gia hạn nợ gốc và lãi, giúp doanh nghiệp không phải trả lãi phạt do trể hạn, giảm áp lực các khoản nợ đến hạn, ưu tiên các khoản phí cho các DNNVV khi sử dụng các gói sản phẩm của Vietinbank.

- Đối với các DNNVV mới quan hệ tín dụng lần đầu, nếu dự án, phương án khả thi thì ngân hàng có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất thấp hơn và số tiền vay được nhiều hơn các DNNVV thông thường khác.

- Có các hoạt động Maketing: để DNNVV nắm được những chương trình, chính sách mà ngân hàng dành cho DNNVV nhằm nâng cao tính hợp tác trong quá trình quan hệ tín dụng.

- Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng DNNVV: tư vấn không chỉ dừng lại ở mức độ giải thích các quy định và thể lệ cho khách hàng hoàn thiện hồ sơ tín

82

dụng mà là cùng khách hàng xem xét tín hiệu quả của dự án trên cơ sở đó giúp khách hàng lập phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

- Thường xuyên cập nhật sự biến động của thị trường: nhằm có những cảnh báo sớm, những nhận định chính xác trong từng thời kỳ cho hoạt động tín dụng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và DNNVV Vĩnh Long nói riêng. Ngân hàng phải đánh giá đúng tình hình kinh tế, những biến động bất thường có thể xảy ra. Qua đó, nhận định được ngành nghề kinh doanh nào, đối tượng DNNVV nào đang gặp phải rủi ro. Từ đó, giúp đánh giá được khách hàng có uy tín, giảm được nợ xấu, nợ quá hạn nâng cao được chất lượng tín dụng cho đối tượng DNNVV.

- Hoàn thiện mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng cho DNNVV: ngân hàng thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, xếp hạng tín dụng cho khách hàng thường xuyên, định kỳ trước trong và sau khi cho vay.

- Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội trong việc cho vay hỗ trợ DNNVV: Tiếp tục thực hiện mô hình liên kết Ngân hàng – Doanh nghiệp nhằm gắn kết cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, thực hiện cho vay tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền. Theo đó, ngân hàng sẽ không giải ngân trực tiếp cho DNNVV mà chỉ giải ngân cho đối tác theo từng hợp đồng thanh toán, theo tiến độ của dự án, với cách giải ngân này, dòng vốn được đảm bảo sử dụng đúng mục đích xin vay, đúng theo quy định tại Thông tư số 09/2012/NHNN ngày 10/4/2012 về sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân cho vay đối với khách hàng, giảm bớt rủi ro cho DNNVV và ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với DNNVV: đào tạo cán bộ chuyên biệt về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư, để có đánh giá chính xác về tính khả thi của dự án. Điều này, giúp cho quá trình xét duyệt cho vay được chính xác hơn, tránh tình trạng cho vay các dự án -phương án không khả thi nhưng lại từ chối dự án tốt. Phân công các cán bộ theo năng lực và sở trường giúp phát huy hết khả năng của từng cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cho công việc.

83

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)