0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 83 -83 )

Từ nội dung trình bày ở mục 4.1 là đánh giá thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNVVN tại Vĩnh Long. Đồng thời kết hợp với việc đưa 6 biến độc lập vào mô hình Binary Logistic để phân tích, thì kết quả là 5 biến có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh

72

Long. Trong đó, 4 biến có tác động cùng chiều: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tài sản bản đảm (TSBD), Tuổi doanh nghiệp (TDN), mối quan hệ (MQH) và 1 biến tác động ngược chiều: tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS) cụ thể như sau:

(1) Biến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA): biến này có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nếu ROA thay đổi một đơn vị thì khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV thay đổi tăng 29,629 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm như: Mac An Bhaird et al, 2010; Ricardo N. Bebczuk, 2004.

(2) Biến tài sản bảo đảm (TSBD): tài sản bảo đảm có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Hay nói cách khác, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tăng lên cùng với sự tăng lên của tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này là phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam khi các ngân hàng quan tâm đến giá trị tài sản bảo đảm khi tiến hành thẩm định các khoản tín dụng, và trong bối cảnh hàng tồn kho khó kiểm soát và ít thanh khoản do nhu cầu tiêu thụ của thị trường sụt giảm mạnh nên việc lựa chọn các tài sản bảo đảm là tài sản cố định hữu hình mang lại sự an toàn hơn cho các ngân hàng. Nếu tài sản bảo đảm thay đổi một đơn vị thì khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV thay đổi tăng 11,170 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm như: Gamage Pandula (2011); Ricardo N. Bebczuk (2004); Coco (2000), Berger và Udell (1998).

(3) Biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS): biến này có quan hệ ngược chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nếu tỷ lệ nợ trên tổng tài sản thay đổi một đơn vị thì khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV thay đổi giảm 11,961 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm như: Ricardo N. Bebczuk, 2004.

(4) Biến tuổi doanh nghiệp (TDN): biến này có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nếu tuổi doanh nghiệp thay đổi một đơn vị thì khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV thay đổi tăng 2,568

73

đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm như: Voordeckers et al, 2006; Chandler, 2009; Biais và Gollier, 1994; Burkart và Ellingsen, 2004. Berger và Udell, 1995; Abor và Biekpe, 2000.

(5) Biến mối quan hệ giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng (MQH): biến này có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Nếu mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thay đổi một đơn vị thì khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV thay đổi tăng 1,582 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu thực nghiệm như: Hongjiang Zhao, 2006; Diamond, 1989; Boot Thakor, 1994; Uzzi, 1999; Scholtens, 1999; Cole, 1998; Berger và Udell, Iowa, 1995; Petersen và Rajan, 1994; Fama, 1995.

Tóm tắt chương 4

Chương này trình bày thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long cùng với kết quả phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic. Với nguồn dữ liệu thu thập được từ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, từ báo cáo tài chính, từ kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ của 107 DNNVV Vĩnh Long. Kết quả cho thấy được thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Trong số sáu yếu tố ban đầu đưa vào mô hình thì kết quả có 5 yếu tố có tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trong đó: 4 biến có tác động cùng chiều: Vốn chủ sở hữu (VCSH), (ROA), Tài sản bản đảm (TSBD), Tuổi doanh nghiêp (TDN), mối quan hệ (MQH) và 1 biến tác động ngược chiều: tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TN_TTS). Qua 5 yếu tố có tác động này là cơ sở khoa học cho tác giả đưa ra các gợi ý chính sách ở chương 5.

74

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH

Chương 4 thông qua mô hình Binary Logistic tác giả đã trình bày các kết quả và thảo luận các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Chương 5 sẽ tổng kết lại và đề ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long. Chương này cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu làm cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG (Trang 83 -83 )

×