Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 33)

Trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà đề tài quan tâm. Mỗi một mô hình nghiên cứu đều có những điểm riêng, do hạn chế về điều kiện nên tác giả chỉ tiếp cận được một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây:

(1) Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan và Kagiso Mangadi (2006). Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 250 mẫu SMEs từ các thành phố lớn ở Botswana: Gaborone, Francistown, Serowe, Maun và Lobatse. Các SMEs được chọn ở nhiều ngành nghề khác nhau, bài nghiên cứu đã áp dụng mô hình Heckman Probit và các bước phân tích định lượng thông qua chương trình STATA 10, tác giả chỉ ra rằng:

+ Chủ SMEs quyết định có hay không có vay ngân hàng, nên vay ngân hàng nào và số tiền vay là bao nhiêu.

+ Ngân hàng quyết định có cấp vốn hay không, nếu có thì cấp bao nhiêu đầy đủ hay một phần nhu cầu vay vốn của SME.

Bằng việc sử dụng mô hình Probit, tác giả chỉ rằng một số đặc điểm của DNNVV làm hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng. Khả năng này chịu sự chi phối của các yếu tố như: (1) doanh thu, (2) kinh nghiệm chủ sở hữu, (3) ngành nghề kinh doanh, (4) tài sản thế chấp.

(2) Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N. Bebczuk (2004): thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau: (1) tuổi

22

DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) tài sản cố định/ tài sản, (6) nợ/tổng tài sản.

(3) Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hongjiang Zhao- Wenxu Wu – Xuehua Chen của trường FHW-Berlin (2006) cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của các DNNVV vay vốn từ các ngân hàng. Bằng những sự kiện và dữ liệu về tài chính của DNNVV ở Thành Phố Thành Đô, thủ phủ của Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Báo cáo này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến DN vay vốn từ ngân hàng bằng các nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả cho rằng các DNNVV cung cấp tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh là yếu tố quyết định, các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp, sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của ngân hàng, mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng. Nhưng trái ngược, với phân tích tương quan và kết quả hồi quy cho rằng các chỉ số tài chính như thu nhập, lợi nhuận ròng, tỷ lệ nợ trên tài sản và điểm số tín dụng của doanh nghiệp là không có sự ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Phù hợp với dự đoán của lý thuyết và phân tích định lượng, quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng của DNNVV vay vốn từ ngân hàng.

(4) Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội.

(5) Công trình nghiên cứu của Alex Reuben Kira (2013) nghiên cứu này sử dụng 1933 các doanh nghiệp nằm trong 5 quốc gia có nền kinh tế Đông Phi. Tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu bằng cách chạy mô hình probit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố làm trở ngại tài chính của các công ty như: tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh.

(6) Dao, H.T.T và cộng sự, (2014) nghiên cứu khẳng định rằng những khó khăn trong khả năng tiếp cận với nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này khám phá yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Cả hai phương pháp định tính và định lượng được áp dụng. Trong

23

đó, mô hình Logit được sử dụng để điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của 756 doanh nghiệp nhỏ và một bảng câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng đẻ tìm ra nguyên nhân gây thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và các ngân hàng ở Tỉnh Bến Tre. Kết quả thể hiện rằng giáo dục của các nhà quản lý, tài sản bảo đảm, giá trị tài sản của các tập đoàn, các khoản vay của các tập đoàn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, khoảng cách tới các tổ chức tín dụng và địa điểm trụ sở chính của tập đoàn ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các DNNVV.

(7) Nghiên cứu của Võ Trí Thành và công sự, (2011) đã sử dụng 169 quan sát thu thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đo lường khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV. Kết quả hồi quy cho thấy tình trạng pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăng trưởng là những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc được chấp thuận vốn vay của DNNVV.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam chi nhánh vĩnh long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)