2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước
(1) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành (2008) nghiên cứu khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã chỉ ra rằng nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại qua các kết quả điều tra là do giá trị tài sản đảm bảo (thế chấp) của các DNNVV thấp, thứ đến là hạn chế của chủ DNNVV trong mối “quan hệ nghiệp vụ” và “quan hệ xã hội” với ngân hàng. Kết quả phỏng vấn sâu một số ngân hàng thương mại cho thấy, nguyên nhân các DNNVV khó vay vốn ngân hàng là ngoài giá trị tài sản đảm bảo thấp, còn liên quan đến một khái niệm là “quan hệ nghiệp vụ” bị hạn chế. Điều này lý giải rằng khi làm dự án vay vốn, các chủ doanh nghiệp của các DNNVV thiếu các thông tin minh bạch về báo cáo tài chính cần thiết làm cho cán bộ tín dụng của ngân hàng thiếu tin tưởng vào người vay vốn. Mặt khác, số liệu khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy về xây dựng “mối quan hệ xã hội” thông qua “mức độ quen biết”, hay thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các DNNVV và các ngân hàng là thấp.
(2) Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014) nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế với mô hình phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV
20
như (1) năng lực DN, (2) phương án kinh doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ số nợ/VSCH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản.
(3) Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua mô hình hồi quy Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ là: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) tốc độ tăng doanh thu, (5) các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh nhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV.
(4) Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại Tỉnh Trà Vinh với phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNV&N như: (1) uy tín doanh nghiệp, (2) tài sản đảm bảo, (3) tính minh bạch của báo cáo tài chính, (4) năng lực quản lý, (5) khả năng lập phương án kinh doanh, (6) chính sách cho vay, (7) lãi suất, trong đó uy tín doanh nghiệp là nhân tố quyết định mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh.
(5) Nghiên cứu của Võ Thành Danh (2007) nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bài viết này nhằm đánh giá tình hình cung tín dụng và cầu tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với cung tín dụng kết quả cho thấy rằng để xét một khoản tín dụng các ngân hàng thương mại thường căn cứ vào thông tin tài chính hơn là thông tin về quản trị, hoạt động, mục đích vay, phương án sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kết quả phân biệt cho thấy rằng các tỷ số tài chính: nợ trên tổng tài sản, doanh thu trên tổng tài sản và tổng nợ vay là các yếu tố quan trọng đến mức độ tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, phân tích hồi quy cũng cho thấy loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán, tổng vốn tự có và mức độ tín nhiệm là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số tiền được vay. Các
21
công ty tư nhân thường được vay ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Đối với cầu tín dụng, kết quả phân tích phân biệt cho thấy các chỉ tiêu tài chính như: tổng tài sản, lãi suất và khả năng tiếp cận với các nguồn vốn khác ngoài tín dụng ngân hàng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu tín dụng.
2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mà đề tài quan tâm. Mỗi một mô hình nghiên cứu đều có những điểm riêng, do hạn chế về điều kiện nên tác giả chỉ tiếp cận được một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu sau đây:
(1) Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Francis Nathan Okurut, Yinusa Olalekan và Kagiso Mangadi (2006). Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 250 mẫu SMEs từ các thành phố lớn ở Botswana: Gaborone, Francistown, Serowe, Maun và Lobatse. Các SMEs được chọn ở nhiều ngành nghề khác nhau, bài nghiên cứu đã áp dụng mô hình Heckman Probit và các bước phân tích định lượng thông qua chương trình STATA 10, tác giả chỉ ra rằng:
+ Chủ SMEs quyết định có hay không có vay ngân hàng, nên vay ngân hàng nào và số tiền vay là bao nhiêu.
+ Ngân hàng quyết định có cấp vốn hay không, nếu có thì cấp bao nhiêu đầy đủ hay một phần nhu cầu vay vốn của SME.
Bằng việc sử dụng mô hình Probit, tác giả chỉ rằng một số đặc điểm của DNNVV làm hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng. Khả năng này chịu sự chi phối của các yếu tố như: (1) doanh thu, (2) kinh nghiệm chủ sở hữu, (3) ngành nghề kinh doanh, (4) tài sản thế chấp.
(2) Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N. Bebczuk (2004): thông qua việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phân tích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau: (1) tuổi
22
DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) tài sản cố định/ tài sản, (6) nợ/tổng tài sản.
(3) Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hongjiang Zhao- Wenxu Wu – Xuehua Chen của trường FHW-Berlin (2006) cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của các DNNVV vay vốn từ các ngân hàng. Bằng những sự kiện và dữ liệu về tài chính của DNNVV ở Thành Phố Thành Đô, thủ phủ của Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Báo cáo này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến DN vay vốn từ ngân hàng bằng các nghiên cứu thực nghiệm, nhóm tác giả cho rằng các DNNVV cung cấp tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh là yếu tố quyết định, các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp, sẵn sàng chấp nhận các điều khoản của ngân hàng, mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng. Nhưng trái ngược, với phân tích tương quan và kết quả hồi quy cho rằng các chỉ số tài chính như thu nhập, lợi nhuận ròng, tỷ lệ nợ trên tài sản và điểm số tín dụng của doanh nghiệp là không có sự ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV. Phù hợp với dự đoán của lý thuyết và phân tích định lượng, quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng của DNNVV vay vốn từ ngân hàng.
(4) Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng tiếp cận tài chính ngân hàng của thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thông qua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáo dục của chủ DN, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội.
(5) Công trình nghiên cứu của Alex Reuben Kira (2013) nghiên cứu này sử dụng 1933 các doanh nghiệp nằm trong 5 quốc gia có nền kinh tế Đông Phi. Tác giả tiến hành phân tích các dữ liệu bằng cách chạy mô hình probit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố làm trở ngại tài chính của các công ty như: tuổi doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh.
(6) Dao, H.T.T và cộng sự, (2014) nghiên cứu khẳng định rằng những khó khăn trong khả năng tiếp cận với nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này khám phá yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Cả hai phương pháp định tính và định lượng được áp dụng. Trong
23
đó, mô hình Logit được sử dụng để điều tra khả năng tiếp cận tín dụng của 756 doanh nghiệp nhỏ và một bảng câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng đẻ tìm ra nguyên nhân gây thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp nhỏ và các ngân hàng ở Tỉnh Bến Tre. Kết quả thể hiện rằng giáo dục của các nhà quản lý, tài sản bảo đảm, giá trị tài sản của các tập đoàn, các khoản vay của các tập đoàn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, khoảng cách tới các tổ chức tín dụng và địa điểm trụ sở chính của tập đoàn ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các DNNVV.
(7) Nghiên cứu của Võ Trí Thành và công sự, (2011) đã sử dụng 169 quan sát thu thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đo lường khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV. Kết quả hồi quy cho thấy tình trạng pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăng trưởng là những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc được chấp thuận vốn vay của DNNVV.
2.3.3 Tổng kết các nghiên cứu
Từ việc giới thiệu các nghiên cứu có liên quan đến tiếp cận tín dụng ngân hàng trong và ngoài nước, sau đây tác giả sẽ tổng hợp lại các nghiên cứu đó.
Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu
Tên tác giả Mẫu dữ liệu Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng
Okurut (2006) “Hạn chế tín dụng
và phát triển DNNVV tại Botswana: Những
gợi ý cho sự đa dạng hóa kinh tế” 250 DNNVV ở Botswana: Gaborone, Francistown, Serowe, Maun và Lobatse Heckman Probit Tài sản thế chấp Doanh thu
Kinh nghiệm của chủ sở hữu Ngành nghề kinh doanh Ricardo N. Beczuck (2004) 140 DNNVV ở Argentina Hồi quy Logit
Tuổi doanh nghiệp ROA
24 “Điều gì quyết định tiếp cận tín dụng của các DNNVV ở Argentina?” Độ thanh khoản Doanh thu Tài sản cố định/tổng tài sản Nợ/Tổng tài sản Hongjiang Zhao Wenxu Wu- Xuehua Chen (2006) “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay mượn ngân hàng của DNNVV” 342 doanh nghiệp Mô hình OLS và Logit Tài sản thế chấp Quy mô doanh nghiệp
Các điều khoản của ngân hàng
Gamage Pandula (2011) “Khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV” 557 DN ở Sri Lanka Pearson Chi- Square (R2)
Quy mô doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Địa điểm kinh doanh Báo cáo tài chính Tài sản hữu hình Doanh thu
Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp
Kinh nghiệm quản lý Mối quan hệ với hiệp hội
25
Alex Reuben Kira (2013) “Yếu tố quyết định hạn chế tài chính ở Đông Phi” . 1933 DN ở Đông Phi Probit và mô hình hồi quy đa biến Tuổi công ty
Quy mô doanh nghiệp Loại hình sở hữu Ngành nghề kinh doanh Nguyễn Thị Cành (2006) “Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của DNNVV Việt Nam” 530 DN ở Tiền Giang, Bình Dương, TPHCM Phân tích tần suất Tài sản thế chấp
Mối quan hệ nghiệp vụ, quan hệ xã hội của DNNVV với ngân hàng Hà Diệu Thương, Nguyễn Thu Ngà (2014) “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế” 145 DNNVV ở Thừa Thiên Huế Phân tích nhân tố khám phá EFA và Hồi quy Binary Logistic
Năng lực doanh nghiệp
Phương án sản xuất kinh doanh Bối cảnh kinh tế
Tỷ số nợ/Vốn chủ sở hữu Hệ số thanh toán nhanh Nợ quá hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản
Nguyễn Quốc Nghi (2012) “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV” 389 DNNVV ở Thành phố Cần Thơ Hồi quy Binary Logistic
Tuổi doanh nghiệp
Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp Tốc độ tăng doanh thu Các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp
26 Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) " Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” 120 DNNVV ở Trà Vinh Hồi quy Binary Logistic Uy tín doanh nghiệp Tài sản bảo đảm
Tính minh bạch của báo cáo tài chinh Năng lực quản lý Khả năng lập phương án SXKD Chính sách cho vay Lãi suất Võ Thành Danh (2007) “Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 54 DN ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Phân tích hồi quy và phân tích phân biệt
Loại hình doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Khả năng thanh toán
Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp
Tổng vốn chủ sở hữu Võ trí Thành và cộng sự (2011) 169 DNNVV ở khắp các tỉnh thành của Việt Nam Binary Logistic Tình trạng pháp lý Thời gian hoạt động
Khả năng của doanh nghiệp Chu kỳ tăng trưởng
Hà Thị Thiều Dao và cộng sự (2014) “Tiếp cận tín dụng 756 Doanh nghiệp nhỏ tại Bến Tre Mô hình Logit Tài sản bảo đảm
27 đối với các doanh
nghiệp vừa nhỏ tại Việt Nam”
Giá trị tài sản của các tập đoàn Các khoản vay của các tập đoàn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Khoản cách tới các tổ chức tín dụng
Địa điểm trụ sở chính của tập đoàn
Tóm tắt chương 2
Chương 2 của luận văn tác giả đã đề cập về cơ sở lý thuyết về các vấn đề cần nghiên cứu như:
Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tổng quan về tín dụng ngân hàng.
Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV.
Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV trong và ngoài nước. Đây là cở sở để tác giả đi vào nghiên cứu chương 3.
28
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này phác thảo thiết kế nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng, mẫu nghiên cứu. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long.
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Giới thiệu nghiên cứu
Tổng quan lý luận
Mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và các gợi ý chính sách
Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Các khái niệm về DNNVV, về tín dụng ngân hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Các công trình nghiên cứu liên quan
Thiết kế nghiên cứu Mẫu nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu Các giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu
Các kiểm định của mô hình nghiên cứu
Phân tích thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long Phân tích hồi quy kiểm định giả thuyết và thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết luận vấn đề nghiên cứu. Gợi ý các chính sách.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
29
3.1.1 Nghiên cứu định tính
3.1.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu Edmore Mahembe (2011), Ricardo N. Bebczuk (2004), Hongjiang Zhao(2006), Gamage Pandula (2011), Tabeb Ahmad (2005), Nguyễn Quốc Nghi (2012),… và các tài liệu có liên quan về khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV, bên cạnh đó tác giả đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia kinh tế và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để thiết lập và điều chỉnh bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng.
Dàn bài thảo luận (Phụ lục A) gồm có
+ Giới thiệu mục đích và tính chất của cuộc nghiên cứu.
+ Các câu hỏi mở nhằm thu thập các ý kiến để làm cơ sở cho phần thảo luận. Mục đích của nghiên cứu định tính là dùng để tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV qua đó đưa vào mô hình