Vài nét về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam [8,6].

Một phần của tài liệu Phân tích những thành công trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty glaxo smith kline (Trang 26)

Tiếp theo đó, phong trào quản trị trên cơ sở khoa học được thay thế bằng phong trào quản trị các mối quan hệ con người. Nó có tác dụng mạnh mẽ, cải thiện môi trường làm việc, tạo sự thoải mái trong lao động hướng đến việc nâng cao năng suất lao động. Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, sự chuyển đổi từ sản xuất công nghiệp truyền thống sang lối sản xuất công nghệ kĩ thuật hiện đại. Do vậy các doanh nghiệp đã chuyển đổi từ tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành sang đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cao hơn.

1.1.4.2 Vài nét về công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam [8,6]. nghiệp Việt Nam [8,6].

Quản trị nhân lực ở Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn chính: Từ năm 1975 đến năm 1990, và giai đoạn thứ 2 từ năm 1990 đến nay.

^ Từ năm 1975 đến năm 1990.

Sự tồn tại cứng nhắc trong một thời gian dài nền kinh tế bao cấp, trong khi môi trường kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi làm cho các doanh nghiệp Nhà Nước dần dần trở thành gánh nặng của ngân sách Nhà Nước. “Lời giả, lỗ thật” và “lương bao nhiêu, làm bấy nhiêu” là những thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp quốc doanh lúc bấy giờ.

^ Từ năm 1990 đến hiện nay.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các học thuyết quản trị trên toàn thế giới, công tác quản tri nhân sự Việt Nam có nhiều thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường. Đội ngũ lao động ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn. Đó là quá trình chuyển đổi từ chế độ tuyển dụng lao động suốt đời sang chế độ lao động hợp đồng, từ hình thức đào tạo và phát triển như một quyền lợi đương nhiên của người lao động đã được chuyển sang hướng đầu tư cá nhân, từ hệ thống lương bình quân và theo thâm niên do Nhà Nước hoạch định và chi trả sang hệ thống trả công do doanh nghiệp Nhà Nước chịu trách nhiệm, từ việc can thiệp sâu và kiểm tra nghiêm ngặt của Nhà Nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sang việc nâng cao quyền hạn trách nhiệm của giám đốc và quyền tự chủ của xí nghiệp.

^ĩ> Thực trạng nguồn nhân lực Dược Việt Nam.

Ngành Dược là một ngành công nghệ cao, nhưng nguồn nhân lực Dược hiện nay lại vừa yếu lại vừa thiếu.

Hiện nay trên cả nước bình quân khoảng 12500 ngưòi dân có một dược sỹ đại học, 5200 người dân có 1 dược sỹ trung học, 4300 người dân có 1 dược tá. Trung bình 1900 người dân mới có 1 cán bộ Dược. Trong khi đó tình hình cán bộ chuyên môn dược của hệ thống cơ sở sản xuất thuốc ở nước ta hiện nay như sau:

Bảng 1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực cho sản xuất

TT Trình độ Số lượng Tỷ lệ %

1 Dược sỹ trên Đại học 200 0,75

2 Dược sỹ đại học 2615 9,9

3 Đại học khác 2000 7,6

4 Dược sỹ trung học 6470 24,5

5 Dược tá 7128 27,0

6 Công nhân kỹ thuật Dược 8000 30,3

7 Tổng 26413 100

( Nguồn: Báo cáo tổng kết Dược năm 2003)

Theo chiến lược ngành Dược đến năm 2010 phải có 1.5 dược sỹ đại học trên 10000 dân. Đây là một thách thức lớn của ngành. Thêm vào đó nhân lực lại phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, các tuyến đặc biệt là dược sỹ đại học và trên đại học.Trình độ chuyên môn nhìn chung chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc, đặc biệt là các lĩnh vực dược lâm sàng, quản lý dược...có 30,6% số doanh nghiệp cho rằng trình độ nhân lực dược chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc. Trình độ, năng lực, khả năng của các cán bộ quản lý dược về chuyên môn, quản lý pháp luật., chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao nhân lực dược, trang thiết bị lạc hậu, ngân sách Nhà Nước chỉ đủ để duy trì sự hoạt động tối thiểu tại các phòng thực tập.

1.2. KHÁI QUÁT VỂ HÃNG DƯỢC PHAM GSK v iệ t n a m.

Glaxo Wellcome được khởi nguồn từ năm 1873 là một công ty sản xuất sữa bột với cái tên Joseph Nathan & Co. Cho đến năm 1950 sản phẩm dược

sau đó nghĩa là vào khoảng năm 1980-1990, Glaxo đã chứng minh được sự thành công của mình khi phát minh và phát triển ra sản phẩm Zantac- thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Đến năm 1986, Zantac trở thành sản phẩm bán chạy nhất thế giới đóng góp 40% lợi nhuận công ty trong nhiều năm. Cho đến năm 1996 GW chính thức xâm nhập vào thị trường dược phẩm của Việt Nam.

Smith Kline Beeham được thành lập tại Philadenphia vào năm 1830 khởi nguồn là một nhà buôn nhỏ, sau đó tiến lên sản xuất và phát triển các sản phẩm y khoa kê toa. Năm 1989 James Black đã nghiên cứu và phát triển ra Tagamet- thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mang tính cách mạng và vì vậy mà ông đã được nhận giải thưởng Nobel. Smith Kline cũng là công ty đầu tiên cho ra thị trường loại thuốc Contrac và Vaccine ứng dụng công nghệ gen Engerix-B, một vaccine trong phòng ngừa viêm gan siêu vi B. Cho đến 1994 thì SB chính thức có mặt tại Việt Nam.

Vào tháng 1 năm 2001 Glaxo Wellcome và SmithKline Beeham đã sát nhập với nhau và cho ra đời công ty GlaxoSmithKline trụ sở đặt tại London.

Sau khi sát nhập, vào 8 tháng 1 năm 2001 công ty chính thức hoạt động

Việt Nam với tên gọi Glaxo SmithKline đặt văn phòng đại diện ở 208 Nguyễn Đình Chiểu. Tháng 5 -2002 văn phòng đại diện chính thức của GSK được mở ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội bởi công chúa Hoàng Gia Anh, với 189 nhân viên bao gồm 149 người thuộc lực lượng bán hàng, phụ trách tất cả các tỉnh thành phố. Đến nay số nhân viên của công ty đã tăng lên là 235 nhân viên và 80 mặt hàng với rất nhiều gam hàng khác nhau.

Hiện tại GSK đang là tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ hàng đầu thế giới và lớn nhất tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên năng động, sáng

tạo làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và cởi mở, luôn có sự khuyến khích, động viên, tạo điều kiện làm việc một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là những định hướng đào tạo, những cơ hội phát triển và một chính sách lương bổng, thưởng, trợ cấp thoả đáng nhằm mang đến cho nhân viên cơ hội phát triển, sự an tâm thoải mái trong công việc đưa GSK trở thành hãng dược phẩm lớn mạnh, uy tín ở Việt Nam.

Là công ty đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Dược phẩm trên thế giới. Phương châm của công ty là cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp con người sống khoẻ mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ hơn “ To improve the quality of human (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

life by enabling people to do more, feel better, live longer”. GSK là thành viên hoạt động tích cực trong các hoạt động xã hội, thông qua các hoạt động hỗ trợ giới chuyên môn, giáo dục, khoa học và nghiên cứu:

Chương trình “ Kiểm soát hen” phối hợp vói Đại học Y Dược.

Chương trình “ Nâng cao nhận thức về tiêm phòng và điều trị về Viêm gan siêu vi” kết hợp với các Trung Tâm Y Tế Dự Phòng trên cả nước.

Đồng tài trợ cho “ Quỹ học bổng Chevening” của sứ quán Anh-là học bổng tài trợ đào tạo nhân viên chính phủ Việt Nam.

Là một trong các nhà tài trợ cho “ Quỹ ủng hộ người nghèo” mà chính phủ phát động.

Năm 2005, có dự án “Đào tạo 500 nữ hộ sinh người dân tộc thiểu số” phối hợp với bệnh viện Từ Dũ.

Công ty có trụ sở chính thức ở Anh Quốc và văn phòng đại diện tại trên 130 quốc gia trên thế giới. Hàng năm công ty chi phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm khoảng 4 tỷ USD. Năm 2004 công ty đạt doanh số bán hàng là 37,2 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế là 11,1 tỷ USD. Tổng doanh thu từ dược

phẩm là trên 31 tỷ USD. Nhóm sản phẩm nổi tiếng của công ty phải kể đến là nhóm thuốc kháng sinh như: Clamoxyl, Augmentin, Zinnat,...thuốc điều tri AIDS, vaccine viêm gan A,B, bạch hầu , uốn ván...Ngoài ra công ty còn dẫn đầu trong việc phát triển những sản phẩm điều trị ung thư.

Một phần của tài liệu Phân tích những thành công trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty glaxo smith kline (Trang 26)