- Các hoạt động ngoại khoá.
b. Tinh thấn làm việc và nét văn hoá khác: GSK đã đề ra tinh thần làm việc toàn cầu và tinh thần làm việc của GSK Việt Nam ( theo màu sắc trên hình
toàn cầu và tinh thần làm việc của GSK Việt Nam ( theo màu sắc trên hình chiếc nón lá truyền thống Việt Nam), những tinh thần làm việc đó là kim chỉ nam định hướng cho mỗi thành viên của GSK sống và làm việc, đồng thời
được thể hiện trên rất nhiều khía cạnh: đó là thái độ thân thiện, giúp đỡ kịp thời mỗi khi nhân viên gặp khó khăn trong công việc, tinh thần đoàn kết cạnh tranh lành mạnh của các nhân viên hoạt động trên cùng địa bàn cùng nhóm c sản phẩm, thái độ có trách nhiệm, tự lập trong công việc, trang phục công ty...
4.2. ĐỂ XUẤT.
4.2.1. Đề xuất với công ty GSK.
- Mặc dù được đánh giá là cồng ty có các chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, phong phú, trang bị đầy đủ những kiến thức cần có cho hoạt động bán hàng của nhân viên, song công ty cũng cần phát triển thêm các khoá đào tạo khác như tiếng anh, vi tính...để hoàn thiện hơn nữa năng lực làm việc nhân viên. Đối với các chương trình đào tạo đặc biệt, để thúc đẩy hơn sự gia nhập của các thành viên, công ty cần tiến hành thêm các khoá đào tạo hỗ trợ cho các nhân viên chưa đủ điều kiện tham gia chương trình, điều đó tăng ft cường hơn nữa cơ hội được phát triển của trình dược viên tại công ty.
- Khi được hỏi hầu hết các nhân viên đều cảm thấy hài lòng với mức độ quan tâm của công ty, song cũng cần quan tâm hơn nữa đến gia đình, con em của nhân viên bằng các hoạt động tập thể như: tổ chức cho cả gia đình đi nghỉ mát vào các dịp hè, tổ chức nhiều hơn nữa các buổi giao lưu thi đua giữa các gia đình, điều đó sẽ mang đến tình đoàn kết cho nhân viên...
- Củng cố, giữ vững và phát triển hơn nữa nét văn hoá tốt đẹp của doanh nghiệp như: văn hoá màu sắc, đồng phục khi đi làm để GSK mãi trở thành niềm tự hào của nhân viên và là công ty thu hút được số lượng lớn ứng viên thi tuyển.
4.2.2 . Vói các doanh nghiệp trong nước.
Các doanh nghiệp cần tiến hành kiện toàn, đổi mói bộ máy tổ chức để có một cơ cấu linh hoạt, có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp cũng cần phân chia nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban bộ phận chức năng trong cơ cấu tổ chức rõ ràng, cụ thể, tránh sự chồng chéo lồng ghép.
Các doanh nghiệp nước ngoài phần lớn là các hãng đã có kinh nghiệm nhiều năm trong quản lí và đã gặt hái được rất nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Do đó, những ưu điểm trong cách thức quản lí nhân lực của các công ty này có thể là những tài liệu tham khảo thiết thực cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước.
Các công ty trong nước cần tổ chức các cuộc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên về các chính sách của công ty như lương thưởng, chính sách đãi ngộ, lấy ý kiến của nhân viên để hướng đến việc xây dựng một cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn, linh động hơn và có tính cạnh tranh cao hơn. Hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám bằng việc đưa ra các chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những nhân viên có hiệu suất làm việc cao. Việc khen thưởng cũng cần được tiến hành một cách kịp thời, nhanh chóng tạo ra được động lực thúc đẩy cao nhất cho nhân viên.
Đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp Dược trong nước cần định hướng cho mình một hướng đi riêng, nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi của thị trường dược phẩm, ngày càng nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
Để hội nhập và nâng cao uy tín thương hiệu đứng vững trên thị trường, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp dược trong nước cần tiến hành đào tạo mới và đào tạo nâng cao đối với đội ngũ lao động của công ty, đặc biệt là việc đào tạo các kiến thức về quản lí cho các cấp lãnh đạo để tổ chức hoạt động được hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ môn tổ chức quản lí Dược( 2004), Bài giảng quản trị kinh doanh,
Trường Đại Học Dược Hà Nội.