Hiện nay, Nghệ An có 1 thành phố cấp I, 3 thị xã, 17 huyện với 479 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 6 huyện miền núi, 5 huyện núi cao, 145 xã núi thấp, 105 xã núi cao, có 84 xã thuộc chương trình 135.
Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 gần 3 triệu người, đứng thứ tư toàn quốc. Mật độ dân số khoảng là 178 người/km2. Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đều, phần lớn tập trung tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số huyện đồng bằng (mật độ trên 500 người/km2). Một số huyện miền núi có mật độ dân số rất thưa thớt (dưới 50 người/km2).
Năm 2013, tỉnh có 1.838.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,8% dân số toàn tỉnh), trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 1.549.000 người, chiếm 84%. Hàng năm, nguồn lao động mới được bổ sung thêm khoảng 3 vạn người, phần lớn tốt nghiệp phổ thông và các trường dạy nghề. Nguồn nhân lực như trên là điều kiện thuận lợi để Nghệ An tận dụng lợi thế về lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá và xã hội: Nghệ An nằm ở vùng trung tâm Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam - Đông Tây, có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và đường hàng không. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cảng Cửa Lò. Cảng biển Cửa Lò sức chứa 1,3 triệu tấn hàng, có thể đón tàu tải trọng 1,8 vạn tấn cập cảng. Ngoài cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chương), sắp tới tỉnh Nghệ An sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), thông thương với nước bạn Lào. Ngoài QL1A và đường Hồ Chí Minh, Nghệ An đang từng bước nâng cấp QL 7, 46, 48 và các tuyến tỉnh lộ, kết nối giao
52
thông từ đồng bằng lên các huyện miền núi. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung, toàn tỉnh có 9 trường đại học, cao đẳng với hơn 42.000 sinh viên, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề đóng trên địa bàn.
Nhìn tổng thể, Nghệ An là một tỉnh nghèo, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp, là một trong những tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất của 2 cuộc chiến tranh, kinh tế phát triển thấp và tích luỹ nội bộ không đáng kể.
Với những đặc điểm thuận lợi như con người, tài nguyên, điều kiện tự nhiên, song cũng có những khó khăn ảnh hưởng tới phân bổ ngân sách cụ thể như: Do diện tích rộng, dân số đông, đặc biệt là có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện núi cao cơ sở vật chất của 11 huyện miền núi còn nhiều khó khăn, dân cư phân tán, ... làm ảnh hưởng tới phân bổ ngân sách như sự nghiệp giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Những kết quả kinh tế - xã hội qua các năm 2010-2013: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 3 năm 2010-2013 đạt 9,75%. GDP bình quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 33,05% năm 2006 xuống 28,47%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,35% lên 33,44%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,6% lên 38,09% năm 2013.
53
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Tính
Năm thực hiện
2010 2011 2012 2013
1 Tốc độ tăng GDP % 10 11 11 12
2 GDP bình quân Tr.đồng 3 3 3,5 3,5
3 Cơ cấu kinh tế theo ngành %
- Nông, lâm, ngư % 20 20 21 21
- Công nghiệp - XD % 37 39 39 40
- Dịch vụ % 38 39 40 40
Nguồn: Phụ lục báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh khóa XVI trình Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVII