2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.
Số liệu và các khảo sát tiến hành tại 01 đơn vị: Tỉnh Nghệ An, nhận xét về thực trạng hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu. Từ năm 2010 đến nay Từ năm 2010 đến nay
Lý do chọn mốc thời gian từ năm 2010 đến nay là vì: Tại thời điểm này các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB mới được ban hành, bắt đầu thực hiện và có hiệu lực cho đến nay như:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.
- Quyết định số 109/2009/QĐ.UBND ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và đấu thầu trên địa bàn Nghệ An.
48
Chủ yếu sử dụng các phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.
49 CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh nghệ an có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 82 km bờ biển và phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 419 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 16.498,5 km2, gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hoà, 17 huyện với 479 xã, phường, thị trấn.
Về địa hình: Địa hình của tỉnh được phân thành 4 vùng rõ rệt có cả đồng bằng, ven
biển, trung du và núi thấp, núi cao. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế công nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, ... đa dạng, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng và tạo ra khả năng đáp ứng sự biến động của thị trường. Vùng miền núi nằm phía Đông Bắc dãy Trường Sơn có đồi núi nhiều (chiếm 83% diện tích của tỉnh), địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dòng sông gây nhiều trở ngại cho phát triển mạng lưới giao thông nhưng tạo tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện và kinh tế rừng. Khu vực đồng bằng, ven biển có diện tích nhỏ, đồi núi xen kẽ nên hạn chế canh tác nông nghiệp. Hiện nay đã hình thành các vùng chuyên canh trồng lạc, vừng, ngô, mía, ... để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tỉnh có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ đập, diện tích nước mặn, lợ ở các vùng ven biển.
Về khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền
Nam nên mang tính đặc thù, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển song có phần khắc nghiệt, có gió Tây Nam (gió Lào), mưa bão và lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống và SXKD trong tỉnh.
50
Về tài nguyên:
- Tài nguyên đất: Sự đa dạng đất đai của Nghệ An thích hợp với một số loại cây trồng chủ yếu như cây chè, cà phê, cao su, mía, lạc, cây lương thực ngắn và dài ngày, cây ăn quả, ... Cơ cấu quỹ đất như sau: đất nông nghiệp chiếm khoảng 11,9% đất tự nhiên của tỉnh, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 41,58%, đất chưa sử dụng chiếm 42%, diện tích đất còn lại là đất chuyên dùng, đất ở và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Tài nguyên rừng: Nghệ An có diện tích lâm nghiệp lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp, có Vườn quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50.000 ha. Quỹ đất có thể dùng trong lâm nghiệp là 1.180 ngàn ha, với độ che phủ rừng 53%, tăng đáng kể so với những năm trước đây. Các loại tài nguyên rừng Nghệ An vẫn còn là nguồn nguyên liệu khá lớn cho khai thác lâm nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3 trong đó có tới 425 ngàn m3 gỗ pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét có khoảng trên 1 tỷ cây. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển sản xuất và xuất khẩu.
- Tài nguyên biển và thuỷ sản: Biển Nghệ An có trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn cho khả năng khai thác 35.000-37.000 tấn/năm với các loài cá, tôm, mực, ... Biển Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch và vận tải biển. Nói chung, nguồn hải sản lớn nhưng khai thác khó khăn do thường xuyên bị gió bão, hải triều, thiếu địa điểm trú ẩn.
- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An đa dạng về chủng loại, phân bố rộng khắp, nhưng phần lớn trữ lượng nhỏ và có khó khăn trong việc khai thác với quy mô công nghiệp. Riêng đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng tốt và có trữ lượng lớn (trên 600 triệu m3). Các loại khoáng sản khác có trữ lượng công nghiệp gồm: thiếc (82.000 tấn), đá sét (18,6 triệu tấn), đất sét, cao lanh (trên 9 triệu tấn), cuội sỏi xây dựng (trên 97 triệu m3), đá bazan (trên 400 triệu tấn). Ngoài ra, Nghệ An còn có đá quý, vàng, quặng bôxít, nước khoáng, than đá,...
- Tài nguyên du lịch: Nghệ An có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài tiềm năng du lịch biển, Nghệ An có nhiều danh
51
lam thắng cảnh, điển hình là Vườn quốc gia Pù Mát, rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt, thác Khe Kèm, thác Sao Va... Tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn (có 101 di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng quốc gia), điển hình là Khu di tích lịch sử - văn hoá Kim Liên, Nam Đàn; Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế... và nhiều lễ hội (Đền Cờn - Quỳnh Lưu, Đền Cuông - Diễn Châu, Đền thờ Nguyễn Xí - Nghi Lộc, hang Thẩm Bua, Thẩm ồm, Thẩm Voi - Quỳ Châu, ...). Đây còn là quê hương của các điệu hò ví dặm, hát phường vải.
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Hiện nay, Nghệ An có 1 thành phố cấp I, 3 thị xã, 17 huyện với 479 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 6 huyện miền núi, 5 huyện núi cao, 145 xã núi thấp, 105 xã núi cao, có 84 xã thuộc chương trình 135.
Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 gần 3 triệu người, đứng thứ tư toàn quốc. Mật độ dân số khoảng là 178 người/km2. Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh không đều, phần lớn tập trung tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số huyện đồng bằng (mật độ trên 500 người/km2). Một số huyện miền núi có mật độ dân số rất thưa thớt (dưới 50 người/km2).
Năm 2013, tỉnh có 1.838.500 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,8% dân số toàn tỉnh), trong đó đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 1.549.000 người, chiếm 84%. Hàng năm, nguồn lao động mới được bổ sung thêm khoảng 3 vạn người, phần lớn tốt nghiệp phổ thông và các trường dạy nghề. Nguồn nhân lực như trên là điều kiện thuận lợi để Nghệ An tận dụng lợi thế về lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ sở vật chất hạ tầng, văn hoá và xã hội: Nghệ An nằm ở vùng trung tâm Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam - Đông Tây, có các tuyến giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và đường hàng không. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển đông của Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cảng Cửa Lò. Cảng biển Cửa Lò sức chứa 1,3 triệu tấn hàng, có thể đón tàu tải trọng 1,8 vạn tấn cập cảng. Ngoài cửa khẩu Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Thanh Thủy (Thanh Chương), sắp tới tỉnh Nghệ An sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), thông thương với nước bạn Lào. Ngoài QL1A và đường Hồ Chí Minh, Nghệ An đang từng bước nâng cấp QL 7, 46, 48 và các tuyến tỉnh lộ, kết nối giao
52
thông từ đồng bằng lên các huyện miền núi. Là vùng đất có truyền thống hiếu học, trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung, toàn tỉnh có 9 trường đại học, cao đẳng với hơn 42.000 sinh viên, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề đóng trên địa bàn.
Nhìn tổng thể, Nghệ An là một tỉnh nghèo, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp, là một trong những tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất của 2 cuộc chiến tranh, kinh tế phát triển thấp và tích luỹ nội bộ không đáng kể.
Với những đặc điểm thuận lợi như con người, tài nguyên, điều kiện tự nhiên, song cũng có những khó khăn ảnh hưởng tới phân bổ ngân sách cụ thể như: Do diện tích rộng, dân số đông, đặc biệt là có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện núi cao cơ sở vật chất của 11 huyện miền núi còn nhiều khó khăn, dân cư phân tán, ... làm ảnh hưởng tới phân bổ ngân sách như sự nghiệp giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Những kết quả kinh tế - xã hội qua các năm 2010-2013: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 3 năm 2010-2013 đạt 9,75%. GDP bình quân đạt 14,16 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 33,05% năm 2006 xuống 28,47%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,35% lên 33,44%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 36,6% lên 38,09% năm 2013.
53
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Tính
Năm thực hiện
2010 2011 2012 2013
1 Tốc độ tăng GDP % 10 11 11 12
2 GDP bình quân Tr.đồng 3 3 3,5 3,5
3 Cơ cấu kinh tế theo ngành %
- Nông, lâm, ngư % 20 20 21 21
- Công nghiệp - XD % 37 39 39 40
- Dịch vụ % 38 39 40 40
Nguồn: Phụ lục báo cáo chính trị của Ban chấp hành tỉnh khóa XVI trình Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An khóa XVII
3.2 Tình hình chi đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách tỉnh tại Nghệ An giai đoạn 2010-1013. 1013.
3.2.1 Thực trạng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Trong giai đoạn 2010-2013, đầu tư XDCB bằng vốn NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An.
Bảng 3.2 Vốn đầu tư XDCB bằng vốn NSNN so tổn vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh NA Đầu tư XDCB bằng vốn NSNN Tỷ lệ % 2010 4.423 899,087 20,33% 2011 5.216 1.736,350 33,28% 2012 5.997 2.573,32 42,90% 2013 5.675 2.401,551 42,30%
54
Qua bảng số liệu ta thấy đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trong thời gian qua có quy mô ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, năm 2010 đầu tư XDCB bằng vốn NSNN chiếm tỷ trọng 20,33% so với tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, Năm 2011 tăng lên 33,28% và tiếp tục tăng vào năm 2012, 2013 ở tỷ lệ 42%. Tình hình đầu tư trên cho thấy được Nhà nước và chính quyền địa phương tham gia ngày càng nhiều trong các hoạt động đầu tư XDCB, đặc biệt là dầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế Đông Nam, các công trình công cộng, công trình thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội...
Xét tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo cấu thành, thì theo biểu đồ 3.1 ta thấy: chi NSNN cho đầu tư xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữu ở mức ổn định, bình quân khoảng 76% so với tổng chi đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn Tỉnh: chi NSNN cho thiết bị khoảng 19% đến 20%; còn lại là chi phí khác. Đầu tư xây lắp chủ yếu tập trung vào hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường xá, xây dựng cầu, hệ thống đường tới vùng cao, ven biển...góp phần cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế tới từng huyện, xã đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3.2.2 Thực trang chi NSNN cho đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Nghệ An 3.2.2.1 Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An 3.2.2.1 Tình hình thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB của Tỉnh Nghệ An
Những năm qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2010-2015 trong bối cảnh tình hình đất nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là: đường lối đổi mới của đảng đã được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đạt những thành tựu quan trọng: Sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và các bộ ban nghành Trung ương, tạo điều kiện cho Tỉnh xây dựng, phát triển nhiều mặt và đưa Tỉnh Nghệ An vào vùng kinh tế trọng diểm của miền Trung. Tỉnh có định hướng đúng, huy động được các nguồn lực và động viên sự nổ lực phấn đấu vươn lên của toàn Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh. Những thành tựu, đặc biệt là những kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước được tích lũy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội là cơ sở, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; điểm xuất phát nền kinh tế của Tỉnh
55
thấp. Là một Tỉnh nằm phía Bắc Trung bộ với khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn ít thuận lợi trong thu hút đầu tư, nên NSNN tăng không nhiều, áp lực chi NSNN của địa phương lại lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển làm cho cấp chính quyền cang phải thận trọng hơn trong quyết định chi NSNN. Trong điều kiện như vậy chi NSNN ở các địa phương phải thắt chặt, tuy nhiên chi NSNN cho đầu tư XDCB là lĩnh vực chi quan trong, biết được tầm quan trọng đó Tỉnh Nghệ An vẫn cố găng duy trì tăng trưởng chi NSNN trong lĩnh vực này cụ thể:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.1: Tình hình chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2013
Chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm NSTW và NSĐP) tăng đều qua các năm, với tốc độ bình quân là 34.25%. Vốn NSNN tập trung đầu tư XDCB trong giai đoạn này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn hóa và thể dục thể thao,