Một số giải pháp khác nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho đầu tưXDCB của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nghệ an (Trang 113)

4.3.7.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN.

Thứ nhất, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là định hướng. kim chỉ nam đối với việc đề ra chiến lược, kế hoạch tăng cường, phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Do đó việc lập kế hoạch và dự toán chi NSNN cho đầu tư XDCB cần phải:

107

Căn cứ vào các điều kiện, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm xác định những lợi thế so sánh, thế mạnh của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ vào kết quả đánh giá khách quan, khoa học và chính xác đối với thực trạng đầu tư XDCB, tang trưởng và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước chi tiết đến từng ngành từng lĩnh vực trong thời gian qua.

Xác định được vấn đề tồn tại cũng như những nguy cơ thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là phải tập trung giải quyết: về cơ cấu kinh tế, về chất lượng tăng trưởng, tốc độ gia tang dân số, nhu cầu đầu tư, nguồn vốn huy động, giải quyết việc làm…Đồng thời cũng cần phải dự báo được những tác động của thị trường đến kinh tế địa phương.

Thứ hai: Đối với công tác quy hoạch xây dựng cần phải đi trước một bước, tránh trùng chéo, chắp vá, hiệu quả đầu tư thấp, bao gồm: quy hoạch xây dựng chuyên ngành (giao thông, cấp thoát nước, thủy lợi…). Để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng trước hết cần phải xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành chức năng của Tỉnh; công khai, lấy ý kiến đóng góp cảu đông đảo quần chúng nhân dân, tang cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy hoạch, kiên quyết, xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch.

Thứ ba là, Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch vốn đầu tư

Chi NSNN hàng năm cho đầu tư XDCB xóa khối lượng rất lớn và ngày càng cao.Vì vậy, kế hoạch vốn đầu tư phải tuân thủ các trình tự trong đầu tư XDCB. Chỉ lập, bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt, đủ điều kiện triển khai thực hiện thi công xây lắp, đồng thời việc bố trí vốn phải sát với tiến độ dựu án tránh tình trạng bố trí vốn xa rời mục tiêu dự án, tránh tình trạng tạo ra khối lượng dở dang, chậm đưa công trình vào sử dụng, ứ đọng vốn chậm phát huy được hiêu quả. Ủy ban nhân dân Tỉnh đã có chỉ đạo chỉ khởi công thực hiện các dự án cấp thiết, đã có quyết định phân bổ vốn và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình, như vậy mới phát huy được hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn NSNN, tránh tình trạng nợ đọng trong đầu tư XDCB.

108

Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải được thực hiện từ ngân sách cấp Tỉnh, Huyện, cho đến cấp Xã trên cơ sở nguồn vốn theo hướng xuất phát từ nhu cầu đầu tư từ cấp cơ sở nhằm đảm bảo tính thống nhất từ tỉnh đến xã, phường kết hợp với chủ đầu tư từ cấp cơ sở nhằm phân cấp quản lý đầu tư hoạt động đầu tư phát triển bằng NSNN. Đồng thời phát huy vai trò quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vốn đã được phê duyệt.Kế hoạch vốn khả thi thì kế hoạch sử dụng vốn mới thực hiện được.

Đối với kế hoạch hóa vốn đầu tư với mục tiêu đầu tư tập trung phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế mà chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm (Giao thông, điện nước, thông tin liên lạc…) Tác động trực tiếp đến tang trưởng và phát triển kinh tế; tập trung vào đầu tư phát triển các khu hạ tầng kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng thủy sản, giao thông nông thôn…Bố trí vốn đầu tư phải lưu ý yêu cầu đảm bảo các dự án được duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định.

Đối với kế hoạch vốn đầu tư phục vụ đời sống dân sinh, với quan điểm nâng cao mức sống người dân, phúc lợi xã hội ngày càng tăng.Cần bố trí mức vốn phù hợp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục (xây dựng nâng cấp trường học, cở sở đạo tạo nghề, trang thiết bị đào tạo…), cho ngành y tế (đầu tư nâng cấp bênh viện, trung tâm y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã).

4.3.7.2. Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

* Công tác đấu thầu

Lựa chọn nhà thầu là công việc mở đầu cho giai đoạn thực hiện đầu tư và hiện đã quy định rất cụ thể trong Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan; việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư XDCB bằng vốn ngân sách nhà nước, có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, tài chính, giá cả hợp lý; đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch. Hoạt động đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, đấu thầu chỉ được thực hiện khi xác định nguồn vốn thực hiện, không được kéo dài thời gian đấu thầu để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Căn cứ vào quy mô và yêu cầu của dự án, các quy định của pháp luật mà người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn nhà thầu phù hợp:

109 - Đấu thầu rộng rãi.

- Đấu thầu hạn chế: áp dụng đối với các gói thầu có yêu cầu ký thuật cao, chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực hoạt động trong ngành nghề phù hợp mới tham gia dự thầu.

- Chỉ định thầu: áp dụng trong các trường hợp như công trình xây dựng hteo lệnh khẩn cấp, công trình bí mật quốc gia, công trình tạm, công trình có tính chất thử nghiệm; công trình, hạng mục công trình có quy mô nhỏ, đơn giản, tu bổ, tôn tạo, khôi phục các công trình di tích lịch sử.

Nhìn chung yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động đầu tư XDCB là đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định rõ nguồn vốn để thực hiện; không được kéo dài thời gian đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình; bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật tối ưu, có giá dự thầu hợp lý; nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi của Chính phủ; không sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dựu thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dung ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ thầu dưới mức giá thành xây dựng công trình.

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

Chi phí dự án quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, do vậy việc quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng sẽ nâng cao được hiêu quả đầu tư. Riêng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trong thời gian qua việc quản lý chi phí tồn tại nhiều bất cập gây thất thoát lãng phí ngân sách nhà nước, giảm hiệu quả đầu tư của dự án, như: cơ chế quản lý chồng chéo, không rõ ràng nghĩa vụ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, ban quản lý dự án…Do vậy, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi phí dự án cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thực hiện các nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý chặt chẽ tổng mức đầu tư, dự toán, tổng dự toán theo quy định của nhà nước; các dự án nằm trong vùng đã được quy hoạch, phải có đề cương, dự toán chi phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với các dự án chuẩn bị thực hiện thì phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm trước kế hoạch và dự toán chi phí công tác chuẩn bị, đối với dự án

110

thực hiện phải có quyết định đầu tư từ thời điểm tháng 10 của năm trước kế hoạch, có thiết kế, có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt…

Thực hiện tốt quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình; thực hiện kiểm toán, quyết toán dự án đầu từ đã hoàn thành; đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.

4.3.7.3. Hoàn thiện công tác nghiệm thu, bàn giao tiếp nhận và vận hành kết quả đầu tư

* Công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng

Công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu khi đã hoàn thành khối lượng công việc, có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chỉ được đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, chất lượng và tiêu chuẩn đề ra. Căn cứ nghiệm thu, nội dung nghiêm thu, thành phần tham gia nghiệm thu phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các thành phần, đối tượng tham gia nghiệm thu công trình: nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, lập hồ sơ hoàn thành công trình và chuẩn bị các tài liệu thực hiện công tác nghiệm thu và bàn giao công trình. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chiu ttrách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công và bàn giao công trình. Để thực hiện tốt công tác nghiệm thu cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Nâng cao trình độ của cá nhân trong thành phần nghiệm thu: cán bộ giám sát, cán bộ thi công, cán bộ thiết kế…

- Quy định rõ ràng trách nhiệm của các thành viên tham gia nghiệm thu xử lý nghiêm minh những hành vi gian lận, không trung thực, thông đồng nghiệm thu.

- Công tác nghiệm thu các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào sử dụng khi được chủ đầu tư nghiệm thu. - Nhà thầu thi công xây dựng phải tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc biệt là công việc, bộ phận bị che khuất…trước khi chủ đầu tư nghiệm thu.

- Việc bàn giao công trình phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định. Công trình phải đảm bảo an toàn khi vận hành, khai thác.

111

Chú trọng các công tác đào tạo và chuyển giao tri thức quản lý vận hành công trình cho các đối tượng thụ hưởng.

Đối tượng thụ hưởng là mục đích cuối cùng mà dự án đầu tư hướng tới phục vụ và cũng là đối tượng có tác động lớn đến hiệu quả đầu tư của dự án. Do vậy, trong quá trình lập dự án cần phải đưa việc đào tạo, chuyển giao tri thức quản lý cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sản phẩm của dự án cho các đối tượng thu hưởng và đối tượng khác có liên quan đén quá trình quản lý sử dụng công trình đầu tư xây dựng vào nội dung dự án, trong đó dự kiến về giải pháp, biện pháp đào tạo phù hợp, có thể thuê các tổ chức tư vấn thực hiện việc này; tiến tới hình thành ý thức, trách nhiệm cộng đồng đối với sản phẩm của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN từ đó phát huy và nâng cao hiêu quả của dự án đầu tư  Bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình trong kế hoạch vốn hàng năm

Hiệu quả của dự án đầu tư đã được xem xét đánh giá theo tiêu thức tuổi thọ của công trình và hiệu suất sử dụng; nếu với một chi phí hợp lý mà kéo dài được tuổi thọ công trình. Nâng cao hiệu suất sử dụng, góp phần làm giảm các chi phí xã hội khác có liên quan (ví dụ: công trình cầu, đường giao thông…) thì tất yếu sẽ nâng cao được hiệu quả của dự án đầu tư. Do vậy, cần khắc phục tình trạng không bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng khiến cho công trình ngày càng xuống cấp, chi phí vận hành lớn (việc bảo dưỡng, sũa chữa không đồng bộ, kịp thời cũng góp phần làm giảm chất lượng phục vu công trình); việc bố trí đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư, tất nhiên việc bố trí kinh phí phải trên cơ sở kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng đình kỳ hàng năm được duyệt để tránh tình trạng sửa chữa bảo dưỡng quá mức cần thiết gây lãng phí cho NSNN. Ngoài ra, có thể xem xét đến việc yêu cầu bổ sung phương án duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi dự án kết thúc ( thời gian, chi phí, nhân lực…) trong hồ sơ dự án khi thẩm định và phê duyệt đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nghệ an (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)