- Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội.
Nhà nước quản lý kinh tế – xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vai trò quản lý của Nhà nước thể hiện trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB như: cơ cấu đầu tư (cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ), các chính sách đối với người lao động hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thể hiện thông qua việc giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng và giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.
Đối với các cơ sở, nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, doanh lợi cho cơ sở, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
Kết hợp tốt giữa kinh tế và xã hội là điều kiện cần và là động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội nói chung và thực hiện mục tiêu đầu tư nói riêng.
- Tập trung dân chủ
Công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời lại phát huy cao tính chủ động sáng tạo của địa phương, của ngành và của cơ sở. Nguyên tắc tập trung - dân chủ đòi hỏi khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong đầu tư đều phải xem xét nguyện vọng và điều kiện thực tế của các đối tượng quản lý (các cơ sở, các bộ phận), đồng thời phải được cân nhắc xử lý từ một trung tâm thống nhất, để tránh tình trạng tự do tuỳ tiện, vô chủ trong quản lý nhưng cũng tránh sự ôm đồm quá mức, quan liêu, đặc quyền, bất chấp thực tế.
Cần phải xác định rõ nội dung, mức độ và mối quan hệ giữa tập trung và phân cấp trong quản lý. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta, Nhà nước cần
24
kiểm tính tự phát của thị trường để bảo đảm định hướng XHCN. Nhà nước tập trung quản lý một số lĩnh vực then chốt nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội chính, phát huy dân chủ, quan tâm đến lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, kích thích tính chủ động sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động, tạo nên động lực quan trọng cho sự thành công của các hoạt động kinh tế - xã hội .
Nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, ở hầu hết các khâu công việc từ việc quản lý quy hoạch, quản lý các yếu tố trọng yếu của đầu tư (nhất là quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, các nguồn lợi thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan, môi trường…). Đối với các nguồn vốn nhà nước, vốn huy động từ cộng đồng, vốn thuộc trách nhiệm của nhà nước và của tổ chức, tập thể còn thể hiện ở khâu: lập kế hoạch, phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo quản lý ngay từ khi ra quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện đến khi đưa sản phẩm đầu tư vào vận hành khai thác, phát huy hiệu quả.
- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ:
Phân định ngành chuyên môn và phân bố lực lượng sản xuất, các năng lực dịch vụ xã hội theo vùng lãnh thổ là 2 mặt khách quan của nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương hay vùng lãnh thổ.
Một dự án đầu tư dù của chủ thể nào cũng chịu sự quản lý của ngành kinh tế - kỹ thuật và của địa phương. Các cơ quan quản lý ngành (Bộ, Tổng cục…của Trung ương, tương ứng là Sở, Cục… ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc…) chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu về kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của ngành, đồng thời quản lý về mặt kinh tế đối với hoạt động đầu tư và vận hành sau đầu tư theo chức năng được Nhà nước phân công. Mặt khác, chính quyền địa phương, cơ sở chịu trách nhiệm quản lý về mặt hành chính và xã hội, đồng thời thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư ở địa phương theo phân cấp của chính quyền nhà nước cấp trên.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ trong hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở giải quyết các vấn đề như quy hoạch, kế hoạch, xác định cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ, sự phù hợp giữa hoạt động đầu tư với các hoạt động kinh tế – xã hội khác trên địa bàn lãnh thổ, giữa hoạt động đầu tư này với hoạt động đầu tư khác trong
25
cùng ngành hoặc cùng khu vực... Việc kết hợp quản lý đầu tư theo ngành và thyeo vùng lãnh thổ cho phép hợp lý hoá năng lực, lợi thế của cả hệ thống, chế ngự, hạn chế những bất lợi, tạo ra hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp tối ưu của cả hệ thống.
- Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB:
Có nhiều loại lợi ích như: lợi ích kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, xã hội; lợi ích Nhà nước, tập thể, cá nhân; lợi ích trực tiếp, gián tiếp; lợi ích trước mắt, lâu dài... Thực hiện đầu tư là thực hiện hoạt động kinh tế nên lợi ích kinh tế là động lực quan trọng, nó trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của các đối tượng khác nhau, vừa có tính thống nhất vừa có mâu thuẫn. Do đó, kết hợp hài hoà lợi ích của mọi đối tượng trong hoạt động kinh tế sẽ tạo động lực và những điều kiện làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc, ổn định.
Trên giác độ nền kinh tế, sự kết hợp này được thực hiện thông qua các chương trình định hướng về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đòn bẩy kinh tế, các chính sách đối với người lao động...
Trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, kết hợp hài hoà các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là Nhà nước với lợi ích của các cá nhân và tập thể người lao động, giữa lợi ích của chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ đầu tư và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được bảo đảm bằng các chính sách của Nhà nước, sự thoả thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua đấu thầu theo luật định.
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định giữa lợi ích của Nhà nước và các thành viên tham gia có thể mâu thuẫn nhau, lợi ích của Nhà nước và xã hội dễ bị xâm phạm, do vậy, quản lý Nhà nước cần có những quy chế, biện pháp để ngăn chặn mặt tiêu cực.
- Tiết kiệm và hiệu quả:
Trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, tiết kiệm và hiệu quả thể hiện: với một lượng vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất hay phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đã dự kiến với chi phí đầu tư thấp nhất.
26
Biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB đối với các cơ sở là đạt được lợi nhuận cao, đối với xã hội là làm tăng trưởng GDP của nền kinh tế và tăng sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, giáo dục và các sự nghiệp phúc lợi công cộng...
1.3.2.2. Bộ máy quản lý chi ngân sách tỉnh cho đầu tư XDCB
Theo hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộc Quốc hội và Chính phủ, ởđịa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổ chức các cơ quan tài chính ( Sở tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện, và ban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (kho bạc nhà nước các cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, trong đó có quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng.
Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB từ Trung ương đến địa phương. Bộ máy đó tuân thủ những nguyên tắc của khoa học tổ chức nói chung và cả những nguyên tắc chính trị - xã hội phản ánh đặc trưng riêng của mỗi Nhà nước.
Không có cách duy nhất để xây dựng bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB. Ngược lại mô hình được lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, tính đa dạng của bộ máy quản lý không ngăn cản việc sử dụng một quy trình thống nhất cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về chi NSNN.
Bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB được thực hiện từ cấp Trung ương đến ba cấp địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
* Ủy bản nhân dân các cấp
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đứng mục đích, đứng chế độ Nhà nước.
- Thực hiện quản lý trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật Nhà nước về những quyết định của mình.
27
- Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ tài chính để Kho bạc nhà nước thanh toán cho dự án
- Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN.
- Phối hợp với các quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước, các nhà thầu thực hiện dự án về chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư để có giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai quy định.
- Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đầu tư phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tư và bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thựcu hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tư theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phụcv ụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.
* Kho bạc nhà nước các cấp
- Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhất trong cả nước. - Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.
- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án kkhi đa có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
- Có ý kiến cho rõ ràng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
- Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét xử lý.
- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.
28
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và hướng dẫn của Bộ tài chính.
- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn. Khi cần thiết được nắm tình hình thực tế tại hiện trường.
- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài đầu tư tiết kiệm, đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ tài chính để xử lý.
- Không tham gia vào các hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án.
- Tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình, nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.
- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hành, chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
* Chủ đầu tư.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.
Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho kho bạc Nhà nước và cơ quan chức năng Nhà nước.
Khi có khối lượng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn quy định.
29
Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính dầu tư phát triển của Nhà nước.
Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo đơn vị hiện hành. Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu kho bạc Nhà nước trả lời, giải thích.
1.3.2.3. Phương pháp quản lý chi ngân sách tỉnh cho đầu tư XDCB
- Phương pháp kinh tế :
Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế...
Quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB bằng phương pháp kinh tế, nghĩa là, thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo một mục tiêu nhất định của nền kinh tế – xã hội. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư