Bài học cho Tỉnh Nghệ An trong quản lý chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nghệ an (Trang 50)

XDCB

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh Quảng Ninh và Quảng Nam, có thể rút ra các bài học sau cho tỉnh Nghệ An để nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách đối với đầu tư XDCB:

Một là, bám sát thực tiễn để kịp thời phát hiện những bất cập trong chế độ, chính

sách và cơ chế liên quan đến quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê

duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.

Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN, bộ

máy thực thi công tác quản lý cần được thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.

Bốn là, nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn

đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.

Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về

đầu tư từ NSNN. Kinh nghiệm từ 2 tỉnh cho thấy, các cơ quan chức năng đã làm rất tốt việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN,

44

nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

Sáu là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

Bảy là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy định của Nghị

định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND tỉnh theo các nguồn vốn phân cấp về cấp huyện. Đặc biệt cả 2 tỉnh đều đã chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát cộng đồng trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu

- Lý thuyết về QLNN về kinh tế và khoa học quản lý. - Lý thuyết về quản lý đầu tư XDCB.

- Kiến thức về quản lý tài chính, ngân sách. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

45 - Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu:

Qua quá trình tổng hợp, xem xét, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, một số vấn đề mà các tác giả chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa chi tiết như:

+ Các đề tài chưa nghiên cứu sâu về các nội dung của công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là chưa phân tích được cụ thể tầm quan trọng của quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB xuyên suốt quá trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.

+ Nội dung quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói chung và quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An nói riêng.

+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB chưa được quan tâm đúng mức.

- Xác định câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra của đề tài, câu hỏi nghiên cứu chính là các nội dung cần tiếp cận, triển khai dựa trên cơ sở lý luận logic và khoa học. Trong phạm vi của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu bao gồm:

Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu

Xác định câu hỏi nghiên cứu

Thu thập dữ liệu thứ cấp

Phân tích, xử lý dữ liệu

Phát hiện, tổng hợp và kết luận Thu thập dự liệu sơ cấp

46

+ Quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB là gì? Đặc điểm, vai trò của chi NSNN cho đầu tư XDCB? Quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB có những nội dung nào?

+ Thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2013 như thế nào?

+ Để tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB cấp tỉnh cần có những giải pháp nào để thực hiện?

Những câu hỏi nghiên cứu chi tiết trên nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài, đó là: Hệ thống các giải pháp nào để hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An?

- Thu thập dự liệu.

Luận văn sử dụng cả nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để làm luận cứ cho đề tài nghiên cứu. Cụ thể:

+ Số liệu thứ cấp: Tìm hiểu và nghiên cứu văn bản pháp luật: các Luật, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Các văn bản quy định về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB của tỉnh Nghệ An. Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố; Tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB … Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định cho nghiên cứu này.

+ Số liệu sơ cấp: Tác giả trực tiếp trao đổi bằng điện thoại để tìm hiểu và nghe các ý kiến từ các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị thi công, tư vấn…trực tiếp khảo sát và quan sát thực tiễn quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phương pháp cụ thể là chọn nhưng tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm: các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cấp tỉnh, các nhà thầu xây lắp, các nhà thầu tư vấn, các đơn vị thẩm định.

- Phân tích dữ liệu.

Trên cơ sở các dữ liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá giữa thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB

47

trên địa bàn tỉnh Nghệ An với xu thế phát triển chung của cả nước; từ đó, nêu ra các thuận lợi cũng như thách thức trong công tác quản lý ở hiện tại và tương lai. Đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại của công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu. 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.

Số liệu và các khảo sát tiến hành tại 01 đơn vị: Tỉnh Nghệ An, nhận xét về thực trạng hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

2.3.2. Thời gian nghiên cứu. Từ năm 2010 đến nay Từ năm 2010 đến nay

Lý do chọn mốc thời gian từ năm 2010 đến nay là vì: Tại thời điểm này các văn bản pháp luật về đầu tư XDCB mới được ban hành, bắt đầu thực hiện và có hiệu lực cho đến nay như:

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.

- Quyết định số 109/2009/QĐ.UBND ngày 09/12/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và đấu thầu trên địa bàn Nghệ An.

48

Chủ yếu sử dụng các phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.

49 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA TỈNH NGHỆ AN

3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh nghệ an có ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 82 km bờ biển và phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài biên giới 419 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 16.498,5 km2, gồm thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hoà, 17 huyện với 479 xã, phường, thị trấn.

Về địa hình: Địa hình của tỉnh được phân thành 4 vùng rõ rệt có cả đồng bằng, ven

biển, trung du và núi thấp, núi cao. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế công nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch, ... đa dạng, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng và tạo ra khả năng đáp ứng sự biến động của thị trường. Vùng miền núi nằm phía Đông Bắc dãy Trường Sơn có đồi núi nhiều (chiếm 83% diện tích của tỉnh), địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dòng sông gây nhiều trở ngại cho phát triển mạng lưới giao thông nhưng tạo tiềm năng lớn để phát triển thuỷ điện và kinh tế rừng. Khu vực đồng bằng, ven biển có diện tích nhỏ, đồi núi xen kẽ nên hạn chế canh tác nông nghiệp. Hiện nay đã hình thành các vùng chuyên canh trồng lạc, vừng, ngô, mía, ... để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tỉnh có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ đập, diện tích nước mặn, lợ ở các vùng ven biển.

Về khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền

Nam nên mang tính đặc thù, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển song có phần khắc nghiệt, có gió Tây Nam (gió Lào), mưa bão và lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống và SXKD trong tỉnh.

50

Về tài nguyên:

- Tài nguyên đất: Sự đa dạng đất đai của Nghệ An thích hợp với một số loại cây trồng chủ yếu như cây chè, cà phê, cao su, mía, lạc, cây lương thực ngắn và dài ngày, cây ăn quả, ... Cơ cấu quỹ đất như sau: đất nông nghiệp chiếm khoảng 11,9% đất tự nhiên của tỉnh, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 41,58%, đất chưa sử dụng chiếm 42%, diện tích đất còn lại là đất chuyên dùng, đất ở và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên rừng: Nghệ An có diện tích lâm nghiệp lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp, có Vườn quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50.000 ha. Quỹ đất có thể dùng trong lâm nghiệp là 1.180 ngàn ha, với độ che phủ rừng 53%, tăng đáng kể so với những năm trước đây. Các loại tài nguyên rừng Nghệ An vẫn còn là nguồn nguyên liệu khá lớn cho khai thác lâm nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp dựa trên tài nguyên rừng. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3 trong đó có tới 425 ngàn m3 gỗ pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét có khoảng trên 1 tỷ cây. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển sản xuất và xuất khẩu.

- Tài nguyên biển và thuỷ sản: Biển Nghệ An có trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn cho khả năng khai thác 35.000-37.000 tấn/năm với các loài cá, tôm, mực, ... Biển Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác phục vụ chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch và vận tải biển. Nói chung, nguồn hải sản lớn nhưng khai thác khó khăn do thường xuyên bị gió bão, hải triều, thiếu địa điểm trú ẩn.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An đa dạng về chủng loại, phân bố rộng khắp, nhưng phần lớn trữ lượng nhỏ và có khó khăn trong việc khai thác với quy mô công nghiệp. Riêng đá vôi để sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng tốt và có trữ lượng lớn (trên 600 triệu m3). Các loại khoáng sản khác có trữ lượng công nghiệp gồm: thiếc (82.000 tấn), đá sét (18,6 triệu tấn), đất sét, cao lanh (trên 9 triệu tấn), cuội sỏi xây dựng (trên 97 triệu m3), đá bazan (trên 400 triệu tấn). Ngoài ra, Nghệ An còn có đá quý, vàng, quặng bôxít, nước khoáng, than đá,...

- Tài nguyên du lịch: Nghệ An có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài tiềm năng du lịch biển, Nghệ An có nhiều danh

51

lam thắng cảnh, điển hình là Vườn quốc gia Pù Mát, rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt, thác Khe Kèm, thác Sao Va... Tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch nhân văn (có 101 di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng quốc gia), điển hình là Khu di tích lịch sử - văn hoá Kim Liên, Nam Đàn; Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế... và nhiều lễ hội (Đền Cờn - Quỳnh Lưu, Đền Cuông - Diễn Châu, Đền thờ Nguyễn Xí - Nghi Lộc, hang Thẩm Bua, Thẩm ồm, Thẩm Voi - Quỳ Châu, ...). Đây còn là quê hương của các điệu hò ví dặm, hát phường vải.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Hiện nay, Nghệ An có 1 thành phố cấp I, 3 thị xã, 17 huyện với 479 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 6 huyện miền núi, 5 huyện núi cao, 145 xã núi thấp, 105 xã núi cao, có 84 xã thuộc chương trình 135.

Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Nghệ An năm 2010 gần 3 triệu người, đứng thứ tư toàn quốc. Mật độ dân số khoảng là 178 người/km2. Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý chi ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)