Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 60)

Thiết kế theo quy trình như sau:

Chọn mô hình nghiên cứu  Thiết kế thang đo  Nghiên cứu sơ bộ 

Phỏng vấn thử, hỏi ý kiến chuyên gia và điều chỉnh  Thang đo chính thức (thiết kế bảng câu hỏi)  Nghiên cứu chính thức  Chọn mẫu và triển khai điều tra 

Phỏng vấn trực tiếp  Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu  Kết quả nghiên cứu  Giải pháp và kết luận

Thiết kế nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau: Bảng 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu

Bước Dạng Kỹ thuật Thời gian

1 Sơ bộ 1 Thảo luận tay đôi n

= 1...5 02/05/2015 2 Sơ bộ 2 Phỏng vấn trực tiếp n = 25....30 15/05/2015 3 Chính thức Phỏng vấn trực tiếp n = 50...70 30/05/2015 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Nghiên cứu sơ bộ là công đoạn đầu tiên của quá

trình nghiên cứu. Trước hết sẽ tiến hành quan sát, tìm hiểu về chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng MB Đống Đa để tìm hiểu và nhận ra sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Tiếp theo được thực hiện theo phương pháp định tính với kỹ thuật là thảo luận tay đôi với chuyên gia là người quản lý ngân hàng. Những câu hỏi mở được đề ra sẵn nhưng đáp viên không biết được bảng câu hỏi

Mục đích: thu thập thông tin từ phía ngân hàng và một số thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng MB Đống

51

Đa. Phân tích và nghiên cứu những thông tin này nhằm xây dựng cơ sở và giúp ích cho quá trình xây dựng bảng câu hỏi.

Nghiên cứu sơ bộ lần 2:

Mục đích:

- Xác định những thông tin về chất lượng thực tế nguồn nhân lực tại MB Đống Đa.

- Tìm hiểu và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại MB Đống Đa.

- Hoàn thiện bảng câu hỏi dựa trên thông tin đã thu nhận được Phương pháp:

- Quan sát quá trình làm việc của CBNV MB Đống Đa.

- Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với từng CBNV MB Đống Đa. Các bước chuẩn bị như sau:

+ Chọn đối tượng phỏng vấn: quan sát các CBNV làm việc tại các phòng, ban, bộ phận... chọn ra những CBNV phù hợp với đối tượng nghiên cứu và có thể cho nhiều thông tin, tiếp xúc với họ và đề nghị xin được phỏng vấn

+ Chuẩn bị sẵn sàng nội dung phỏng vấn và sau đó tiến hành phỏng vấn, ghi chép lại nội dung phỏng vấn để làm tư liệu phân tích về sau

Kết quả đạt được: phỏng vấn tất cả là 30 CBNV trong đó mỗi nhóm người làm tại một vị trí công việc khác nhau tại các phòng/ban/bộ phận khác nhau. Các CBNV được phỏng vấn cho biết các ý kiến khác nhau về chất lượng nguồn nhân lực tại MB Đống Đa, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực như vậy có đáp ứng được yêu cầu công việc và nhu cầu phát triển ngày càng cao như hiện nay hay không, những đánh giá góp ý của mọi người, trong đó có nhiều thông tin phù hợp với mục đích phỏng vấn. Những ý kiến này được sử dụng trong bảng câu hỏi để phỏng vấn trong phần nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng.

52 lượng được thiết kế theo các cấu trúc sau:

+ Câu hỏi hướng dẫn: Các đối tượng CBNV được phân biệt qua các câu hỏi sàng lọc ban đầu và sẽ có các câu hướng dẫn để trả lời các câu hỏi có liên quan.

+ Câu hỏi định tính: nhằm giới hạn phạm vi đối với đối tượng nghiên cứu như các câu hỏi về mức độ tuân thủ nội quy kỷ luật lao động của tổ chức.

+ Câu hỏi hâm nóng: gợi nhớ những vấn đề có liên quan đến nội dung chính như bạn hiện đang tham gia khóa đào tạo chuyên sâu hay nâng cao nào không, bạn đã bao giờ vi phạm nội quy kỷ luật lao động như đi làm muộn hay không mặc đồng phục không.

+ Câu hỏi đặc thù: đi sâu chi tiết, thông tin cần thiết để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Đó là hệ thống những nhận định, ý kiến đánh giá sử dụng thang đo tương ứng với các biến quan sát có liên quan đến việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của MB Đống Đa.

+ Câu hỏi phụ: những đặc điểm cá nhân riêng tư của người được phỏng vấn như: giới tính, tuổi tác, thu nhập hàng tháng, nghề nghiệp.

Cỡ mẫu: số lượng người phỏng vấn là 70

Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện và phát triển bằng cách gửi bảng câu hỏi tới các CBNV trong Chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng để lấy ý kiến. Chọn mẫu thuận tiện được xem là thích hợp vì đối tượng phỏng vấn rất đa dạng có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên và phân bố rộng nên người nào dễ tiếp cận gửi bảng câu hỏi phỏng vấn là đối tượng của mẫu.

Phương pháp thu mẫu: gồm thu mẫu gián tiếp bảng câu hỏi sẽ thu hồi sau 5 ngày tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch. Bên cạnh đó cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số CBNV trong phòng.

Phương pháp phân tích: thống kê mô tả theo tần suất

- Được sử dụng để xử lý, phân tích, thống kê các kết quả nghiên cứu thực tiễn - Công cụ thống kê sử dụng như excel để biểu thị các số liệu thu thập

- Cách tiến hành: các câu hỏi sau khi được thu hồi được đưa vào phần mềm excel để thống kê mô tả, từ đó vẽ biểu đồ so sánh, biểu đồ tỷ lệ, biểu đồ xu hướng,

53

biểu đồ cột,... đồng thời tính toán các giá trị trung bình, độ lệch từ đó phân tích so sánh các diễn biến theo thời gian. Tác giả cũng dựa vào đó để tổng hợp các đánh giá, quan điểm và nhận định của CBNV.

Xây dựng thang đo

Đối với các câu hỏi nhằm xác định đặc điểm đối tượng được điều tra, đề tài sử dụng hệ thống thang đo phân loại: câu hỏi phân đôi, nhiều lựa chọn một trả lời và nhiều lựa chọn nhiều trả lời.

Đối với các câu hỏi nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, đề tài sử dụng hệ thống thang đo likert.

Phiếu câu hỏi khảo sát thăm dò tham khảo tại phụ lục 1 và 2. 2.2. Mô hình nghiên cứu

Chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu bắt buộc mà một Ngân hàng phải có để đáp ứng được mục tiêu phát triển của mình. Đồng thời cũng phải duy trì ở mức độ cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao.

Dù định nghĩa như thế nào, ta đều thấy rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm mang lại sự phát triển cho Ngân hàng và chính sự phát triển của Ngân hàng là thang đo chất lượng nguồn nhân lực.

54

Hình 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ngoài đo lường qua các tiêu chí như trên, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong ngân hàng chúng ta còn có thể đánh giá dựa trên ba yếu tố: Trí lực, Tâm lực và Thể lực.

Dựa trên mô hình nghiên cứu này có thể xây dựng để phát triển hơn về chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng.

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN

LỰC

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Lao động đã qua đào tạo có

thời gian công tác trên 5 năm.

- Lao động đã qua đào tạo có thời gian công tác từ 1-5 năm.

- Lao động chưa qua đào tạo có thời gian công tác dưới 1 năm. Về trình độ văn hóa - Tốt nghiệp PTTH - Trình độ Cao đẳng, Đại học - Trình độ trên Đại học Về phẩm chất người lao động - Số lượng Đảng viên

- Số lượng người vi phạm nội quy kỷ luật lao động. Về tình trạng sức khỏe

- Loại 1 - Loại 2 - Loại 3

55 2.3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận từ góc độ các cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đống Đa để phân tích sự ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển của MB Đống Đa, từ đó tìm ra các giải pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển của MB Đống Đa.

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp các cơ sở lý luận đã được đúc rút trong các sách, báo cáo khoa học, số liệu thống kê kinh tế theo niên giám hằng năm của tổng cục thống kê, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan… đã được công bố kết hợp phân tích diễn giải làm sáng tỏ lý luận. Đồng thời đề tài cũng sử dụng các phương pháp thống kê nhằm điều tra, thu thập dữ liệu tình hình hoạt động tình hình thực tế hoạt động của MB Đống Đa để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận văn còn thực hiện điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi để phân tích, đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó tác giả phân tích định tính và định lượng, thu nhập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Tác giả tiến hành lấy phiếu điều tra đối với 30 người tại các vị trí chức danh như: trưởng (phó) phòng, trưởng bộ phận, chuyên viên, nhân viên... trong chi nhánh Ngân hàng nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu (bảng hỏi được thiết lập theo phụ lục 01)

Bảng hỏi được triển khai khảo sát trên diện rộng. Nội dung, hình thức, phương pháp nhằm đi sâu thu thập, xử lý thông tin nhằm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: Phân tích các nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng đến việc phát triển của Ngân hàng; Dựa trên kết quả phân tích số liệu sơ cấp và tổng hợp các tài liệu có liên quan lấy đó làm căn cứ để xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng.

2.3.1. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

Sử dụng các tài liệu có được từ phía MB Đống Đa. Các tài liệu bao gồm: báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo nhân sự tổng hợp hàng tháng, hàng quý và hàng

56 năm.

2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

Để thu thập dữ liệu sơ cấp, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu sơ bộ

- Nghiên cứu định tính gồm các bước:

+ Bước 1: tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Những tài liệu này cung cấp những gợi ý giúp xác định chính xác vấn đề và hình thành cơ sở lý luận cho bài nghiên cứu, thu thập những thông tin thứ cấp về CBNV Ngân hàng. Kết quả của bước nghiên cứu này sẽ có những thông tin cơ bản về chất lượng nhân lực để từ đó xây dựng một bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ về đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của MB Đống Đa.

+ Bước 2: nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành phỏng vấn theo cá nhân khoảng 10 đến 15 người nhằm điều chỉnh lại cấu trúc bảng hỏi cho phù hợp, chỉnh sửa lại từ ngữ và hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu chính thức. Trong phần nghiên cứu định tính sẽ có phần phỏng vấn các chuyên gia là những quản lý tại MB Đống Đa và phương pháp phỏng vấn sâu. Các chuyên gia dự kiến lựa chọn phỏng vấn là các lãnh đạo có kinh nghiệm của ngân hàng MB. Đối với phương pháp phỏng vấn sâu, mục đích của việc sử dụng phương pháp này là để bước đầu thu thập các thông tin cụ thể liên quan đến chủ đề nghiên cứu và tiến hành thiết lập bảng hỏi nháp. Kết quả của việc nghiên cứu định tính là đề tài đã vạch ra được các các ý kiến được nhiều người đồng ý nhất để đưa vào hệ thống các câu trả lời cần thiết trong bảng hỏi. Ví dụ: Các yếu tố để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực tại MB Đống Đa hiện có tốt không, các yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển của MB Đống Đa.

- Nghiên cứu định lượng:

+ Mục đích: Đánh giá sơ bộ về độ tin cậy của thang đo đã thiết kế và tiến hành điều chỉnh hợp lý.

57

chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm excel, vẽ biểu đồ so sánh, biểu đồ tỷ lệ, so sánh các diễn biến theo thời gian và điều chỉnh bảng hỏi nháp, xây dựng bảng hỏi chính thức.

58 CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC

CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa

3.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa.

Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đống Đa được thành lập chính thức vào ngày 20/9/2011 theo quyết định của NHTMCP Quân Đội và giấy phép đăng kí hoạt động kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đống Đa được đặt tại số 147, 149, 151, 153 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Đến nay Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa là một trong những Ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực Tài chính, có chức năng huy động vốn ngắn, trung, dài hạn trong nước và ngoài nước, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng dịch vụ Ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các đoàn thể cá nhân trong và ngoài nước.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa

MB Đống Đa thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động của MB cụ thể:

- Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của MB; Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của MB như cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của MB dưới các hình thức: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh Ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán

59

trong nước; bao thanh toán xuất nhập khẩu; các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được MB uỷ quyền.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện và các dịch vụ thanh toán bao gồm thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế; Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo uỷ quyền của MB.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Thương mại như dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)