Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 38)

1.5.2.1. Số lượng, chất lượng các cơ sở đào tạo trên địa bàn ở Việt Nam

Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính - ngân hàng, trong đó có 24 trường đại học với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 11.000, và khoảng 7.000 sinh viên ra trường mỗi năm của 16 trường cao đẳng. Trong số này, rất ít sinh viên được các ngân hàng tuyển dụng. Một điều tra mới đây của tổ chức chuyên nghiệp cho thấy cứ 25 đến 30 tân cử nhân xin việc, thì có 1 người nhận được việc làm . Ngay cả với tỷ lệ chọn lọc như vậy, nhưng các tân cử nhân này cũng rất ít thích nghi được ngay (nếu có thì mức độ rủi ro tác nghiệp rất cao). Vì thế, các tân cử nhân này vẫn cần ít nhất từ 5 đến 8 tuần đào tạo cho từng vị trí mới có thể bắt tay vào công việc ở một số công đoạn nhất định. Như vậy, chất lượng đào tạo tân cử nhân của các Đại học/Học viện còn có khoảng cách xa so với yêu cầu thực tế. Kết quả khảo sát của Trung tâm đào tạo và tư vấn ngân hàng hàng năm về trình độ và năng lực của tân cử nhân tài chính - ngân hàng Việt Nam cho thấy rõ vấn đề này:

(1) Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử…: Đây là các kỹ năng quan trọng

29

trong quá trình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng. Đa số các tân cử nhân vào làm việc trong ngân hàng được bố trí là cán bộ quan hệ khách hàng, các giao dịch viên, những cán bộ này thực hiện nhiệm vụ bán các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nhưng bán cho ai? Bán như thế nào? Làm thế nào để khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng mình mà không chạy đến ngân hàng khác…đều là những vấn đề rất bỡ ngỡ với tân cử nhân.

(2) Do không được tiếp cận với thực tế, không ít tân cử nhân vào vị trí công việc không biết bắt đầu từ đâu, các thao tác rất lúng túng, hiệu suất công việc không cao, ở một chừng mực nhất định đã hạn chế tính năng động sáng tạo trong công việc được được giao.

(3) Tiếng Anh: Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý thông tin ngày càng bức thiết. Một trong những kênh cung cấp thông tin nhanh và đa dạng chính là Internet. Muốn “lướt” tin trên các trang tin nhanh chóng thì đòi hỏi tiếng anh không chỉ dừng lại ở mức cơ bản, tiếng anh giao tiếp, mà phải có được “vốn” tiếng anh để giúp đọc hiểu tin tức và thu thập thông tin thị trường. Nhưng trên thực tế, không nhiều tân cử nhân đáp ứng được yêu cầu này khi tuyển dụng.

Nguyên nhân của thực trạng này từ nhiều phía: từ các Đại học/Học viện, từ phía cơ quan quản lý nhà nước -BGD&ĐT và từ phía các ngân hàng thương mại - đơn vị sử dụng nguồn lực.

Thứ nhất: Về phía cơ sở đào tạo (Đại học/Học viện), cho đến nay vẫn chủ

yếu đào tạo theo khả năng sẵn có của mình. Một số chuyên ngành chuyên sâu như chuyên ngành ngân hàng, chưa chú ý đến tính đặc thù để đầu tư công sức thoả đáng từ việc xây dựng chương trình, khảo sát, phân tích nhu cầu nguồn nhân lực đến việc dự báo về sự phát triển của ngành trong điều kiện hội nhập. Mặt khác, do nhu cầu người học rất lớn, các Đại học/Học viện đào tạo ngân hàng công lập đã có vài chục năm xây dựng và phát triển, nên luôn có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao, nhưng chủ yếu vẫn đào tạo theo khả năng “sẵn có của mỗi trường “ mà chưa thực sự chú ý đến đào tạo theo “cầu” của thị trường, của các NHTM. Do phải giảng dậy nhiều (giảng đại học, cao đẳng, chuyển đổi, vừa học vừa làm, cao học nghiên cứu sinh,

30

bồi dưỡng...), giáo viên không có thời gian nghiên cứu khoa học, tiếp cận văn bản chế độ mới của ngành, của các Bộ ngành khác có liên quan, cũng như đi thực tế tại các ngân hàng. Vì thế nhìn chung chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng đào tạo được cải thiện qua mỗi năm không nhiều.

Thứ hai: Từ phía Bộ giáo dục và Đào tạo.

Hàng năm dựa vào một số tiêu chí về số lượng giáo viên quy đổi, cơ sở vật chất…bên cạnh đó là cơ chế “xin - cho”, Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở đào tạo. Một khi cách phân bổ chỉ tiêu như vậy, thì cơ sở đào tạo chưa cần xem xét đúng mức sinh viên ra trường có làm đúng nghề hay không, đã đáp yêu cầu của các cơ quan sử dụng lao động chưa? Điều này không chỉ làm lãng phí lớn cho người học về thời gian, công sức và tiền bạc do đã được đào tạo nhưng vẫn khó xin được việc làm hoặc không tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo.

Thứ ba: Về phía đơn vị sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo: Do chưa

có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị sử dụng lao động - các ngân hàng với cơ sở đào tạo dưới hình thức “đặt hàng”. Quan niệm đào tạo ra, sẽ có người sử dụng, ngân hàng chờ “sản phẩm” từ các cơ sở đào tạo này. Hai bên gần như không tạo mối liên hệ bằng cơ chế trách nhiệm và quyền lợi, có chăng chỉ mang tính cá biệt, tự phát. Do kinh phí hạn hẹp (phần NSNN cấp, học phí của người học, phần thu dịch vụ đào tạo), ngành ngân hàng gắn chặt chẽ với việc ứng dụng công nghệ tin học (từ nghiệp vụ cho vay, thẩm định, TTTM, quản lý khách hàng , các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đến quản trị tài sản nợ tài sản có…) nhưng hầu hết học trên giáo trình/bài giảng của Thầy/cô, nếu có phòng thực hành thì đó chỉ là phòng máy tính, chưa phải là ngân hàng thực hành đúng nghĩa. Tài liệu tham khảo cũng rất hạn chế, kết hợp với cách giảng dậy của giáo viên nên chưa buộc sinh viên coi trọng tự học, tự nghiên cứu. Các ngân hàng thiếu chủ động trong việc tham gia vào quá trình đào tạo của nhà trường như góp ý chương trình giảng dạy, báo cáo thực tế cho giáo viên và sinh viên, giúp sinh viên thực tập tốt nghiệp…Về vấn đề này, cả ngân hàng và cơ sở đào tạo luôn có hàng chục lý do để biện minh cho việc chưa có sự phối hợp hiệu quả.

31

Bên cạnh đó phải kể đến chương trình và phương pháp đào tạo chưa chú ý đúng mức đến yêu cầu và khả năng thích ứng với công việc trong điều kiện công nghệ tiên tiến và lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn sôi động. Vì vậy, không ít tân cử nhân ra trường không đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc theo trình độ của bằng cấp. Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nguyên nhân không chỉ là sự bất cập của từng Đại học/Học viện, mà còn biểu hiện của sự yếu kém về mặt quản lý nhà nước của BGD&ĐT.

1.5.2.2. Hội nhập quốc tế về đào tạo, trao đổi học thuật

Là một hoạt động mang tính chiến lược, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là của khoa học công nghệ. Với sự gia tăng mạnh mẽ của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã góp

phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho con người.

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế có các đặc điểm: tri thức và công nghệ hiện đại trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với sản xuất, so với vốn, tài nguyên và lao động cơ bắp. Đây là một cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất, trong đó sản phẩm trí tuệ của người lao động tạo ra giá trị có tỷ lệ áp đảo so với lao động quá khứ và lao động cơ bắp, tính trong tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Khi tỷ lệ này chiếm 2/3 tổng giá trị thì người ta gọi đó là kinh tế tri thức.

Do tác động của nền kinh tế tri thức con người trở nên văn minh hơn và nhu cầu xã hội cũng cao hơn. Trong điều kiện mới, sự phát triển của quốc gia phụ thuộc trở lại vào nguồn nhân lực thay vì dựa vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất như trước đây. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lao động sống, mà phải là nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ và khả năng nắm vững khoa học công nghệ để áp dụng vào sản xuất, đời sống. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay càng lớn mạnh hơn qua trào lưu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế được thể hiện qua việc mở rộng trao đổi thương mại hàng hóa dịch vụ, mở rộng chu chuyển vốn và tự do di chuyển lao động tầm quốc gia và toàn cầu. Vì mục tiêu lợi nhuận, các dòng vốn của

32

đầu tư nước ngoài thường kèm theo di chuyển công nghệ, kiến thức kinh doanh và phương pháp quản lý. Luồng vốn đầu tư trực tiếp và hỗ trợ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và với nó là cơ cấu lao động trên tầm quốc gia. Các khu trung tâm công nghiệp với sự ra đời của các ngành nghề mới là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm mới; chuyển giao công nghệ của đầu tư nước ngoài đi liền với yêu cầu nâng cao tay nghề, thúc đẩy đổi mới chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu làm chủ công nghệ, xử lý hệ thống thông tin kỹ thuật. Cầu về nguồn lực lao động có tay nghề đã kích thích phát triển giáo dục và đào tạo lao động kỹ thuật để cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sự gia tăng chênh lệch giữa những lao động có tay nghề và không được đào tạo đã kích thích nhu cầu tự đào tạo của người lao động, hướng họ vào con đường học vấn để có thể tìm được việc làm mới với yêu cầu cao hơn và thu nhập lớn hơn. Tự do di chuyển lao động làm cho thị trường lao động phát triển, dòng lao động biến động theo sự tăng giảm của cung - cầu về lao động trên thị trường. Điều đó làm cho tính ổn định của công việc không còn cao như trong giai đoạn kinh tế chưa mở cửa. Thị trường lao động phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội cho nhân lực có trình độ cao, nhưng đồng thời tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực, những biến động lớn về nhân sự sẽ làm gia tăng và khó kiểm soát chi phí trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực. ở tầm vĩ mô, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực cũng phải tính đến những cam kết của quốc gia với các tổ chức lao động quốc tế và đối tác song phương khác, những vấn đề như di chuyển quốc gia, di chuyển quốc tế, hiện diện thể nhân.

Nền kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng của nhiều loại thị trường, trong đó có thị trường lao động, nơi mà sức lao động được thừa nhận có giá trị, giá của nó được quyết định bởi chi phí và cung - cầu về lao động. Khi cầu về lao động chịu tác động của nhiều yếu tố, rõ nhất là yếu tố khoa học và công nghệ, thì cung về lao động lại được quyết định bởi năng lực tự có của con người xã hội, đó cũng chính là giá trị riêng của lao động cá nhân. Trong môi trường cạnh tranh và yếu tố hiệu quả được coi trọng thì mỗi người lao động đều dễ dàng nhận ra cách thức để gia tăng giá trị của bản thân, hay nói cách khác, giá trị của sức lao động của mình,

33

đó là tự nâng cao tiềm năng, năng lực cá nhân thông qua đào tạo và phát triển. Sự đổi mới nhận thức của người lao động đối với giá trị của bản thân và với tiềm năng phát triển là tác động tích cực của nền kinh tế thị trường đối với người lao động, làm cho con người năng động hơn. Đồng thời, thị trường cũng hướng hoạt động đào tạo gắn với yêu cầu của sản xuất và của người sử dụng lao động, để đào tạo theo tín hiệu thị trường, nó có tác động định hướng cho việc đào tạo đi đúng hướng cầu của thị trường. Tuy nhiên, nếu để cho nhận thức của cá nhân phát triển một cách tự phát, thiếu sự điều tiết định hướng của Nhà nước hoặc của tổ chức thì sẽ dẫn đến lạm phát đào tạo nguồn nhân lực của một số chuyên ngành nhất định trong khi vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cho các ngành nghề khác cần thiết cho sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 38)