Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 34)

1.5.1.1. Nhân tố chủ quan thuộc bản thân của người lao động

Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu mới đối với cán bộ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng khác hẳn so với trước đây. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra những yêu cầu chung cho đội ngũ cán bộ ở nước ta trong thời kỳ mới là:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thêm nữa, sự phối hợp giữa các thế hệ về độ tuổi và thâm niên công tác cũng có ảnh hưởng tới chất lượng nhân lực. Trong một ngân hàng nói riêng, một đơn vị công tác nói chung thường có nhiều thế hệ cùng làm việc. Mỗi thế hệ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế để ngân hàng phát triển và bền vững hoạt động kinh doanh luôn đảm bảo an toàn trên các mặt nghiệp vụ, công tác cán bộ được bố trí sắp xếp hợp lý kết hợp giữa năng lực với thâm niên công tác với nhau, giữa cán bộ mới với cán bộ đang làm nhằm mục đích hướng dẫn học tập cho nhau, trao dồi kỹ năng làm việc ... xây dựng đội ngũ cán bộ kinh nghiệm trong nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý các cấp, không chỉ để đáp ứng cho yêu cầu về cán bộ chủ chốt trong giai đoạn hiện tại mà quan trọng hơn là phải có tầm nhìn trung - dài hạn về

25

công tác cán bộ để đáp ứng yêu cầu cho nhiệm vụ lâu dài. Vì thế trong cơ cấu đội ngũ của ngân hàng cần chú ý đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, sẵn sàng thay thế, bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo của chi nhánh; đảm bảo cơ cấu về các lĩnh vực nghiệp vụ dự kiến phân công đảm nhiệm, nhằm bao quát hết các mặt hoạt động của đơn vị.

1.5.1.2. Nhân tố chủ quan thuộc doanh nghiệp

Nhóm nhân tố liên quan đến ý chí, mong muốn của người đứng đầu doanh nghiêp

Quan điểm, nhận thức của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nhân lực có trình độ, năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp thì hiệu quả của công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ cao hơn và ngược lại. Nếu chủ doanh nghiệp nhận biết tầm quan trọng của đào tạo nhân lực và mối quan hệ của nó với sự phát triển của doanh nghiệp thì công tác đào tạo nhân lực sẽ được chú trọng hơn.

Doanh nghiệp nào cũng có những mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển cho từng giai đoạn phát triển của mình. Những mục tiêu, chiến lược đó sẽ chi phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong đó có công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng mở rộng quy mô, hay có những chiến lược phát triển kinh doanh để lại hiệu quả. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của doanh nghiêp, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của doanh nghiệp và kỹ năng, trình động nguồn nhân lực cần có, sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo.

Hơn thế nữa, tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, ngành nghề, sản phẩm khác nhau thì nhu cầu về nguồn nhân lực cũng khác nhau dẫn đến công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp cũng khác nhau. Những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, luôn thay đổi theo hướng áp dụng công nghệ và sử dụng kỹ thuật ngày càng cao, đòi hỏi người lao động phải được bồi dưỡng

26

các kiến thức mới để phù hợp với các đòi hỏi của công nghệ mới. Vì vậy, đội ngũ nhân viên cần được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.

Nhóm nhân tố liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nhân lực của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ, quản lý tốt.

Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm yêu cầu công việc và tạo nguồn nhân lực thường xuyên, bao gồm thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

Trong đào tạo và xây dựng đội ngũ những người làm công tác Ngân hàng, cần quán triệt quan điểm chung về phát triển nhân lực của đất nước mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Đồng thời lựa chọn phát triển nhanh nhân lực làm công tác Ngân hàng chất lượng cao.

Sự nghiệp Ngân hàng chỉ thành công khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao do đặc thù của lao động trí tuệ. Các nguồn lực khác trong lĩnh vực Ngân hàng, xét về mặt số lượng có thể là dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó sẽ trở nên cạn kiệt. Trái lại, nguồn lực con người làm công tác Ngân hàng với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì luôn phát triển không ngừng, đó là yếu tố cơ bản để hoạt động ngân hàng phát triển một cách bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ cho công tác Ngân hàng nói riêng và phát triển kinh tế tri thức nói chung. Ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác định chính là sự hạn chế về trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người khi thực hiện một công việc rất khó khăn và phức tạp như công tác ngân hàng.

Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chuyên viên, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác Ngân hàng, cũng như các ngành khác việc đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt, bởi vì:

27

- Trong hoàn cảnh nền kinh tế quốc dân phát triển cả về số lượng và chất lượng, khoa học - công nghệ ngày càng phát triển cao, hoạt động Ngân hàng đã, đang và sẽ phát triển một cách đa dạng và phức tạp, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác Ngân hàng ngày càng nặng nề.

- Việc thực hiện theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi những người làm công tác Ngân hàng phải thay đổi tư duy về sự thụ động, ỷ lại, bao cấp trước; thay vào đó là sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường , tính quyết đoán có tầm nhìn dài hạn , dự báo tốt để đầu tư những dự án đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều này, người làm công tác Ngân hàng cần phải được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phải được trang bị các kiến thức mới, được học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến.

- Để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công tác Ngân hàng, đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng, dịch vụ phải ngày càng được nâng cao trình độ cả về chuyên môn, cả về năng lực tổ chức thực thi chính sách và năng lực vận động quần chúng. Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng phải được nâng cao trình độ về mọi mặt, phải đảm bảo các kiến thức cơ bản như: Nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thông nghiệp vụ ngân hàng; Biết sử dụng máy tính và công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn; Biết nhiều ngoại ngữ để nâng cao hiểu biết và phục vụ công tác chuyên môn.

Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trong công tác tín dụng, dịch vụ ngân hàng phải được coi như một nội dung quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Do vậy, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là rất quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực.

Nhóm nhân tố liên quan đến tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ ngân hàng thương mại

Bất kỳ một tổ chức nào, công tác tổ chức quản lý cán bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Điều này có liên quan đến tất cả các khâu từ tuyển dụng, đến sử dụng, đánh giá, sắp xếp, đề bạt khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ trong cơ quan. Trong tổ chức quản lý cần quan tâm đến những vấn đề cụ thể sau đây:

28

- Tuyển dụng và sắp xếp cán bộ thực hiện những nghiệp vụ phù hợp với trình độ, năng lực, đảm bảo cho cán bộ, viên chức phát huy hết khả năng và sở trường, hăng say công tác

- Xây dựng được hệ thống dữ liệu để thực hiện nhiệm vụ quản lý cán bộ, gắn quyền hạn với trách nhiệm hành chính và vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác…

- Xây dựng được quy định, quy chế, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy định về đánh giá chất lượng hoạt động của nhân lực để nhận xét đánh giá cán bộ, viên chức tạo tiền đề và là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức một cách phù hợp.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của nhân lực, có các hình thức khen thưởng và kỷ luật cán bộ nhằm điều chỉnh hoạt động của cán bộ trong tổ chức

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)