Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nhân lực Ngân hàng trong

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 43)

điều kiện hiện nay

Thứ nhất, việc nâng cao chất lượng nhân lực Ngân hàng xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

Hiện nay ở nước ta, hệ thống Ngân hàng bao gồm hai cấp: Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung Ương.

Ngân hàng thương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng. Với nhiệm vụ và chức năng như trên, Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thể hiện cụ thể đó là nơi tập trung tiền nhàn rỗi trong xã hội và cung cấp vốn cho nền kinh tế; là cầu nối doanh nghiệp với thị trường; là một công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với tài chính quốc tế.

Với các chức năng và nhiệm vụ như trên, ngân hàng thương mại trở thành mạch máu của nền kinh tế, đòi hỏi nhân lực làm việc trong ngân hàng thương mại phải có trình độ chuyên môn cao vì nếu không sẽ làm cho sự vận động của đồng tiền bị ách tắc ứ động trong dân cư, hoặc cho vay không đúng địa chỉ, dẫn đến thiệt hại; sự vận động của đồng tiền không thông suốt làm cho công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước bị tê liệt. Nhân lực ngân hàng thương mại phải có phẩm chất chính trị

34

tốt, vì thường xuyên phải tiếp xúc với đồng tiền mà không bị cám dỗ; và đương nhiên phải có sức khỏe để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được liên tục, nhất là vào những thời điểm cuối năm, cuối tháng, cuối kỳ khi xuất hiện nhu cầu tập trung để thanh toán tiền tệ cho dân cư và doanh nghiệp. Chính vì thế, việc nâng cao chất lượng nhân lực ngân hàng thương mại trong điều kiện hiện nay là cấp thiết.

Thứ hai, yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quá trình hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực ngân hàng với

những yêu cầu đặt ra ngày càng cao.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình khách quan, hợp quy luật và là một nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có Việt Nam.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng không còn được bao cấp sản phẩm của hoạt động ngân hàng cũng là một hàng hoá. Thực tế này đòi hỏi những người làm công tác Ngân hàng phải am hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm được nhu cầu thị trường, có khả năng tính toán để hoạt động ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, đây là một hàng hóa đặc biệt, một lĩnh vực kinh doanh đặc thù. Không thể vì lợi ích kinh tế mà bất chấp giá trị xã hội, đồng thời cũng thể làm bừa bất chấp hiệu quả kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta không thể chấp nhận mẫu hình những người làm công tác ngân hàng ngồi một chỗ thụ động đợi khách hàng mà không nắm được nhu cầu thị hiếu của khách hàng về vốn, khả năng thanh toán của xã hội và những vấn đề nảy sinh khác. Rõ ràng chính trị và kinh tế, kinh tế và văn hoá, lợi ích kinh tế và sự tiến bộ xã hội phải được kết hợp chặt chẽ, hài hoà với nhau. Đây là điều mà những người làm công tác Ngân hàng phải luôn luôn ghi nhớ.

Thực tế hoạt động Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trên. Đây chính là những thành quả cố gắng nỗ lực của lực lượng cán bộ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi

35

nhánh Đống Đa. Song để đáp ứng và phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Đống Đa cần phải tích cực đầu tư được những dự án đạt hiệu quả cao, rà soát, tổ chức lại nhân lực để có đội ngũ nhân lực chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy, tận tụy với công việc, say mê yêu nghề.

Thứ ba, sự cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà

nước ta đã nêu rõ chủ trương “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tống hợp để phát triển đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).

Hiện nay toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn tất cả các nước, bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan, gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sự tham gia của nhân tố nước ngoài vào hoạt động ngân hàng ngày càng mạnh. Các ngân hàng có yếu tố nước ngoài có kinh nghiệm quản lý hoạt động tốt hơn, do đó họ có ưu thế hơn trong cạnh tranh với các ngân hàng của nước ta. Vì thế, vấn đề có tính quyết định không những là bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ làm công tác tư tưởng, cụ thể là công tác tín dụng, dịch vụ, đủ bản lĩnh thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà còn là trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cao đối với nhân lực ngân hàng. Việc rèn luyện bồi dưỡng này phải một mặt tăng cường việc học tập, nâng cao nhận thức quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh và trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; mặt khác cũng rất quan trọng là thông qua thực tiễn phải học tập và nâng cao kiến thức, thích nghi với cơ chế hoạt động của nền kinh tế; khuyến khích tinh

36

thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có như vậy mới mau chóng có được đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ.

1.6. Thực trạng chung về chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng tại Việt Nam và một số ngân hàng hàng đầu trong khu vực và thế giới

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng trong quá trình tồn tại và phát triển. Sau giai đoạn tăng đột biến khi số lượng các ngân hàng tại Việt Nam được thành lập mới và mở rộng phạm vi hoạt động giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tái cơ cấu, hệ thống các ngân hàng đã có xu hướng biến đổi giảm dần theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng.

Trong những năm trước đây, hệ thống ngân hàng đã phát triển về chiều rộng khá nhanh, thể hiện qua việc tăng số lượng ngân hàng và mở ra hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước, dẫn đến số lượng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, quy mô nhân lực ngành ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng, từ 67.558 người năm 2000 lên 180.000 người năm 2012. Trong đó, nhân sự làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước là hơn 6.000 người, số còn lại làm việc trong các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các ngành khác, tuy vậy tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác: nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, ngành khác 34,9%, cao học ngân hàng 1,35%, ngành khác 1,75%

Trong giai đoạn tiếp theo, theo dự báo, nhu cầu về nhân lực cho ngành ngân hàng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Đến năm 2015, nhu cầu nhân sự cấp cao của ngành tài chính ngân hàng cần khoảng 94.000 người, nếu không kịp thời nâng cao chất lượng đào tạo từ cấp độ cơ bản đến chuyên sâu, lực lượng lao động cấp cao trong ngành sẽ thiếu trầm trọng từ năm 2015.

Thị trường lao động ngành tài chính - ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng kinh tế kéo dài và hoạt động tái cơ

37

cấu hệ thống ngân hàng thương mại đang diễn ra. Áp lực mất việc làm trở nên rõ ràng hơn đối với từng cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, buộc mỗi người phải tự học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, cơ hội dành cho những nhân viên có kinh nghiệm, có năng lực và muốn thử sức ở những môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp và có chế độ đãi ngộ tốt hơn hay thử sức thể hiện mình ở những vị trí cao hơn tại các ngân hàng khác cũng rất rộng mở. Trong bối cảnh các ngân hàng tập trung tuyển dụng về chất lượng, tìm kiếm những ứng viên có đủ kinh nghiệm và năng lực cho vị trí quản lý và nhân viên thì làn sóng dịch chuyển nhân sự trong ngành ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.

Xu hướng cắt giảm nhân sự của các ngân hàng thời gian qua đã có những tác động nhất định đến xu hướng chọn ngành nghề của học sinh và các phụ huynh trong kỳ thi tuyển sinh đại học hằng năm. Số sinh viên đăng ký theo học ngành ngân hàng, chứng khoán tại một số trường đại học lớn đã giảm khoảng 20% sau khi thị trường tài chính, ngân hàng gặp khó khăn. Theo Ông Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai đơn vị đào tạo nhiều nhân lực ngành tài chính ngân hàng khu vực phía Nam cho biết, giai đoạn 2005 - 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa ngân hàng trên 500 sinh viên/năm (chưa tính số sinh viên đào tạo sau đại học), sau năm 2010 giảm còn 400 sinh viên/năm, nay thì vào khoảng 350 sinh viên/năm. Số sinh viên đăng ký học ngành tài chính ngân hàng, bao gồm phân ngành chứng khoán giảm khoảng 20% so với thời điểm đỉnh cao của khoa ngân hàng và cũng là thời điểm rực rỡ của thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Hiện nay, trước sự khủng hoảng và khó khăn của thị trường, các học sinh sợ ra trường không xin được việc làm nên số lượng đăng ký giảm đi, bản thân nhà trường cũng linh hoạt giảm chỉ tiêu tuyển sinh của khoa xuống cho phù hợp thực tế.

Theo báo cáo tài chính quý II-2014 và tình hình 6 tháng đầu năm 2014 mới công bố của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), số nhân viên tại ngân hàng này là 2.969 người, giảm 77 người so với đầu năm. Ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38

hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng có số lượng nhân sự giảm 143 người so với cuối năm 2013. Theo SCB, số lượng cán bộ nhân viên giảm là do cơ cấu tách nhân sự tạp vụ, tài xế để thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Sinh Tài. Tại báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), điểm khiến giới tài chính “giật mình” là việc ngân hàng này đã quá mạnh tay trong việc cắt giảm nhân sự. Chỉ trong 6 tháng, 666 nhân viên phải rời SHB khiến cho tổng số nhân sự tại ngân hàng này chỉ còn 4.256 người.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên SHB cắt giảm nhân sự lớn. Trước đó, vào quý III-2013, ngân hàng này cũng đã cắt giảm 134 người và cắt đến 70% lương so với cùng kỳ năm 2012. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) có tổng số cán bộ tính đến cuối tháng 6-2014 là 19.503 người, giảm 383 người so với đầu năm. Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Bac A Bank) tính đến thời điểm hiện tại có 2.630 nhân sự, giảm 41 người so với quý I-2014.

Bên cạnh hàng loạt ngân hàng mạnh tay cắt giảm nhân sự thì cũng có vài ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhân sự nhưng quy mô tuyển không lớn, có thể kể đến vài cái tên như ABBank, VietBank, Vietinbank, Vietcombank, Oceanbank, OCB, VIB… Điển hình như Ngân hàng Quân đội tăng thêm gần 500 người trong 6 tháng, Ngân hàng Sacombank tăng hơn 200 người…

Kết quả khảo sát của Viện Nhân lực ngân hàng - tài chính (BTCI) cho thấy trong 2 năm 2012 và 2013 có khoảng 30.000 - 32.000 sinh viên tài chính ngân hàng ra trường nhưng chỉ có khoảng một nửa trong số đó được nhận vào làm việc trong các ngân hàng. Đội ngũ nhân lực trên đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian qua, song khách quan nhìn nhận, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp. Đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm tại các ngân hàng còn “hổng” cả về kỹ năng (thái độ làm việc, kỹ năng làm việc nhóm, trình độ tiếng Anh, khả năng giao tiếp) và kiến thức (các kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung). Do đó, hầu như các ngân hàng đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

39

Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu rất nhiều nhân lực và các ngân hàng phải mất nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, thực hiện. Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện Nhân lực ngân hàng - tài chính và Tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên ra trường trong ngành này các năm 2012 - 2013 vào khoảng 29.000 - 32.000 người và đến năm 2016 là khoảng 61.000 người. Tuy nhiên, số sinh viên được tuyển chọn chỉ khoảng 15.000 - 20.000 người. Khảo sát tại các ngân hàng Việt Nam cho thấy, có 3 vị trí rất khó tuyển dụng hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư…

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2014 của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ Ngân hàng Nhà nước vừa qua cho thấy những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực nhân sự ngân hàng. Theo đó, 40% ngân hàng cho rằng họ vẫn đang thiếu người và chắc chắn sẽ tuyển thêm trong tương lai. Phần còn lại nhận thấy nguồn nhân lực hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị vẫn nhận định ngành ngân hàng sẽ phục hồi và sẵn sàng tăng lao động để nắm bắt, đón đầu.

Ngân hàng Liên bang Đức

Là một ngân hàng có lịch sử phát triển gần như sớm nhất Châu Âu nên CHLB Đức là hình mẫu của nhiều NHTW khác và cả của NHTW Châu Âu hiện nay. Là thành viên của hệ thống tiền tệ Châu Âu, NHLB Đức là một bộ phận của EBC, có mục tiêu hoạt động là đảm bảo sự ổn định của giá cả và quản trị hệ thống tiền tệ Đức. NHLB Đức có các chức năng chính sau: (i) cùng tham gia quyết định chính sách tiền tệ trong ECB. (ii) thực thi chính sách tiền tệ và các nhiệm vụ của ECB ở nước Đức; (iii) tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng Đức trong khuôn khổ các công cụ chính sách tiền tệ của hệ thống tiền tệ Châu Âu. (iv) cung ứng và điều hành hoạt động tiền mặt; (v) quản lý dự trữ tiền tệ của Nhà nước Đức; (vi) chịu trách nhiệm về thanh toán trong nước và với nước ngoài, điều hành hệ thống thanh toán cổng điện tử của Châu Âu; (vii) thông tin về chính sách tiền tệ của hệ thống

Một phần của tài liệu Chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh đống đa, hà nội (Trang 43)