Kích thƣớc lắp ráp và cấu tạo vành bánh xe

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 115)

A. BÁNH XE

3.2.1. Kích thƣớc lắp ráp và cấu tạo vành bánh xe

Vành bánh xe là chi tiết chịu tải bởi vậy các kích thƣớc lắp ráp rất quan trọng. Các thông số của vành bánh xe đƣợc chỉ rõ trên mép vành xe trong đó: 1. Chiều rộng của vành 2. Hình dạng gờ vành xe (Mép ngoài lòng vành) 3. Độ lệch 4. Đường kính vành 5. Tâm vành bánh xe 6. Đường kính vòng lăn 7. Mặt lắp moayơ Hình 3.5 Cấu trúcvành bánh xe a b

Nhờ có các kích thƣớc lắp ráp này chúng ta có thể chọn vành bánh xe cần thiết. Cấu tạo vành bánh xe bao gồm: Đĩa vành, lòng vành, nắp đậy đầu trục bánh xe (trang trí).

Chi tiết lắp ráp quan trọng của bánh xe là lòng vành. Lòng vành của xe con là tấm liền,dạng sơ khai là hình chữ U. Nhờ các rãnh sâu ở giữa lòng vành cho phép tháo lắp lốp xe dễ dàng.

- Bề mặt tựa bên để giữ lốp nằm yên trong lòng vành không dịch chuyển theo phƣơng dọc trục bánh xe.

- Bề mặt tựa hình trụ của lòng vành: thƣờng nghiêng khoảng 10

đến 50, là bề mặt tựa để vành làm chắc giữ lốp và vành (không bị xoay).

- Rãnh lõm sâu: để lắp vành với lốp, rãnh lõm không nằm đối xứng với mặt phẳng giữa của lốp xe.

- Đối với loại lốp không săm của xe con, bề mặt tựa hình trụ của lòng vành có hình dạng đặc biệt.

- Với hình dạng đó mối ghép giữa vành và lóp tránh đƣợc hiện tƣợng rò khí nén. Ngƣời ta gọi là profin an toàn. Các profin an toàn đƣợc chỉ ra.

- Có 4 loại profin an toàn:

+ Hump (ký hiệu H, ký hiệu cũ HI) + Flat Hump (ký hiệu FH, kỹ hiệu cũ FHA) + Special – Ledge (ký hiệu SL)

+ Contre – Pente (ký hiệu CP)

Profin dạng H có bề mặt hình trụ của lốp trên vành sâu, khi áp suất giảm và lực lớn, “tanh” lốp không bị dịch chuyển vào trong rãnh lõm sâu.

Profin dạng FH có một gờ cao nhỏ giữ “tanh” lốp nằm trên bề mặt lòng vành.

1. Chiều rộng lòng vành 2. Bề mặt tựa bên 3. Bề mặt tựa hình trụ của lòng vành 4. Chiều rộng mép vành(J) 5. Chiều cao mép vành 6. Mép ngoài của lòng vành Hình 3.6. Cấu trúc của lòng vành bánh xe 1 2 3 4 5 6

Profin dạng FH có bề mặt tựa nghiêng nhỏ ngƣợc chiều và kéo dài vào khu vực trong của lòng vành. Bề mặt nghiêng đó làm tăng đƣờng kính lắp ráp của lốp và lòng vành, tạo khả năng làm tăng độ kín khít mối ghép, khi có hiện tƣợng thất thoạt khí nén trong lốp. Nhƣợc điểm của dạng profin này là khả năng giữ lốp kém hơn hai loại trên.

Profin dạng CP có hai loại CP1 và CP2. Cả hai loại CP này đều đƣợc tạo nên bơi độ nghiêng ngƣợc chiều lớn, nhằm nâng cao khả năng an toàn cho lốp, loại CP1 có một mặt nghiêng, loại CP2 có hai mặt nghiêng hai phía. Thƣờng ở trên xe ngày nay là loại CP2.

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)