Cấu tạo trục truyền động các đăng

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 63)

a) Trục truyền động các đăng dọc (các đăng khác tốc).

Dùng để truyền mômen xoắn giữa hộp số và cầu chủ động. Bình thƣờng trục truyền động các đăng gồm trục có 2 khớp nối ở hai đầu nhƣng trong trƣờng hợp khoảng cách từ hộp số tới cầu chủ động tƣơng đối xa, trục các đăng có chiều dài lớn dễ gây chấn động nên ngƣời ta bố trí thêm trục các đăng trung gian.

Trục các đăng trung gian lắp đặt đồng tâm với trục thứ cấp hộp số, một đầu nối với trục các đăng chính, đầu còn lại nối với trục thứ cấp hộp số. Khớp trƣợt then hoa bố trí trên trục trung gian gồm giá đỡ, vòng đỡ cao su và vòng bi.

Trục các đăng là một ống thép nhẹ bằng thép cacbon gồm hai nửa có chiều dài khác nhau đƣợc lồng với nhau bằng rãnh then hoa để tạo ra khớp trƣợt, nhờ vậy mà chiều dài

dọc trục có thể thay đổi đƣợc trong khi truyền động, hai đầu trục có hàn với tai lắp khớp các đăng.

Khớp các đăng để khử những biến đổi về góc phát sinh từ những thay đổi vị trí tƣơng đối giữa bộ vi sai và hộp số, nhờ vậy việc truyền công suất từ hộp số đến bộ vi sai đƣợc êm dịu.

Khớp các đăng kiểu chữ thập (khớp các đăng khác tốc).

Khớp các đăng kiểu chữ thập đƣợc sử dụng phổ biến vì cấu tạo của chúng đơn giản và làm việc chính xác. Một trong hai chạc đầu trục đƣợc hàn vào trục các đăng, còn chạc kia đƣợc gắn liền vào một bích nối hoặc một đoạn trục rỗng (khớp trƣợt).

Khớp các đăng gồm có hai tai lắp khớp

nối chữ thập, trục chữ thập và các vòng bi đũa. Trục chữ thập đƣợc lắp vào lỗ của tai, giữa các đầu trục và lỗ tai lắp vòng bi đũa, phía trong đặt vòng chắn dầu. Để tránh cho nắp vòng bi không bị văng ra khi trục các đăng quay ở tốc độ cao, ngƣời ta dùng một phanh hãm hoặc một tấm chặn để giữ chặt nắp vòng bi.

Khớp nối mềm.

Hình 4.12. Khớp nối mềm

1.Ổ đỡ giữa. 2. Khớp nối mềm.

Trong hệ thống truyền lực của ôtô con do truyền mômen không lớn lắm do vậy ngƣời ta đã sử dụng một số dạng khớp nối mềm (bằng cao su). Các khớp này có khả năng

1 2 2 Hộp số dọc Bộ vi sai Khớp các đăng kiểu chữ thập 1. Trục các đăng. 2. Nắp vòng bi. 3. Vòng bi đũa. 4. Vòng chặn. 5. Rãnh hãm. 6. Chạc mặt bích. 7. Chạc đầu trục. 8. Vòng chắn dầu. 9. Trục chữ thập. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hình 4.11. Khớp các đăng kiểu chữ thập

giảm giật, hạn chế tối đa tiếng ồn trong hệ thống truyền lực, cho phép truyền lực với góc nhỏ, khi bị hỏng dễ thay thế. Khớp nối mềm thƣờng đƣợc đặt vào

b) Trục truyền động các đăng đặt ngang.

Dùng để truyền mô men xoắn từ cầu chủ động tới bánh xe trong trƣờng hợp bánh xe chủ động làm nhiệm vụ dẫn hƣớng hay đƣợc treo độc lập. Mômen xoắn truyền từ cầu chủ động ra các bánh xe với góc độ luôn thay đổi, nên bán trục đƣợc chia làm hai đoạn, giữa các đoạn đặt khớp các đăng. Để đảm bảo tốc độ quay đều và truyền mômen xoắn dƣới góc độ lớn nên thƣờng sử dụng khớp các đăng đồng tốc.

Khớp nối Rzeppa.

Vòng lăn trong lồng vào vòng lăn ngoài hình bát, với sáu viên bi thép đƣợc vòng cách bi giữ cách nhau.

Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và có khả năng truyền lực lớn. Ngƣời ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bánh xe của bán trục.

Nguyên lý làm việc của khớp nối Rzeppa: mặt tựa của các viên bi có một độ cong đặc biệt sao cho điểm giao nhau (0) của các đƣờng tâm của các trục chủ động và bị động luôn luôn nằm ở trên đƣờng nối tâm (P) của các viên bi thép. Do đó, tốc độ góc (tốc độ quay theo một góc) của bán trục luôn luôn bằng tốc độ của trục bị động.

Khớp chạc ba.

Trong khớp nối này, có một chạc ba với ba trục xoay trên cùng một mặt phẳng. Ba con lăn đƣợc lắp vào các trục xoay này, và ba vỏ hình khum có các rãnh song song đƣợc lắp với mỗi con lăn. Cấu tạo của hệ thống này đơn giản và không đắt tiền. Nói chung, loại khớp nối này có thể dịch chuyển theo chiều trục.

Ngƣời ta sử dụng loại khớp nối này ở phía bộ vi sai của bán trục.

1. vòng lăn trong. 2. Bán trục. 3. Viên bi thép. 4. Vòng cách bi. 5. Vòng lăn ngoài. 6. Trục bị dẫn. 1 Hình 4.13. Khớp nối Rzeppa 2 3 4 5 2 6

Khớp nối có tốc độ không thay đổi có độ lệch kép.

Cấu tạo của loại khớp nối này gần giống nhƣ loại khớp Rzeppa (Birfield), nhƣng nó có thể trƣợt theo chiều trục. Các bề mặt trong và ngoài của vòng cách bị lệch trục với nhau

Khớp nối tốc độ không đổi kiểu rãnh chéo.

Đây là loại khớp nối nhỏ và nhẹ, trong đó các rãnh đặt bi của vòng lăn ngoài và các rãnh của vòng lăn trong tạo thành các góc. Có hai loại, một trƣợt dọc trục, và loại kia không trƣợt.

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)