Cơ cấu lái loại bi tuần hoàn

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 161)

B. HỆTHỐNG LÁI

4.4.3. Cơ cấu lái loại bi tuần hoàn

Cơ cấu lái loại này đƣợc dùng cho các xe loại lớn có hoặc không có trợ lực, trên xe nhỏ ít dùng hơn.

Cấu tạo của nó bao gồm: Trục vít quay xung quanh tâm và êcu ôm ngoài trục vít thông qua các viên bi ăn khớp, tạo nên bộ truyền trục vít – êcu. Bên ngoài êcu có các răng dạng thanh răng. Các răng của bánh răng (một phần bánh răng) ăn khớp với thanh răng, tạo nên bộ truyền thanh răng – bánh răng. Nhƣ vậy khi trục vít (đóng vai trò chủ động ) quay, êcu thanh răng chuyển động tịnh tiến, bánh răng quay theo (đóng vai trò bị động).

Trục vít đặt trên hai ổ bi cầu và đƣợc điều chỉnh nhờ êcu 3. Các viên bi nằm trên hai nửa rãnh của trục vít và của êcu. Nhờ các viên bi lăn trong rãnh nên giảm ma sát đáng kể trên cơ cấu. Các viên bi đƣợc hoạt động theo vòng kín nhờ các rãnh dẫn bi. Kết cấu trục vít êcu bi có độ bền cao và không phải điều chỉnh. Thanh răng là mặt ngoài của êcu ăn khớp với bánh răng. Các răng đƣợc chế tạo không đều, một đầu to một đầu nhỏ. Bánh răng chế tạo liền trục có số lƣợng răng ít, profin răng thân khai, răng thẳng dạng côn. Nhờ cấu tạo răng thanh răng và răng bánh răng côn ngƣợc chiều nên sau khi cơ cấu bị mòn cho phép điều chỉnh đƣợc khe hở. Trục bánh răng đặt trên hai ổ bi kim nằm trong vỏ và nắp. Đầu trục bánh răng có xẻ rãnh để đặt bulông tỳ lên trục. Êcu hãm nằm ngoài

1. Hộp cơ cấu lái 2. Ổ bi tiếp xúc góc 3. Ê cu 4. Trục vít 5. Trục vành rẻ quạt 6. Vành rẻ quạt 7. Bi

nắp cố định vị trí của trục bị động. Nhờ kết cấu này có thể điều chỉnh sự ăn khớp của thanh răng và bánh răng. Đầu ngoài của trục bị động có then tam giác ở dạng côn để lắp với đòn quay của dẫn động lái. Toàn bộ cơ cấu làm việc trong dầu

Một phần của tài liệu Cấu tạo ô tô đề cương bài giảng (Trang 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)