Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 76)

Nâng cao năng lực và trách nhiệm của khu vực Nhà nước

Khu vực Nhà nước cần phản nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các nước thành công về đầu tư theo hình thức

PPP, các nước phát triển trong việc kết hợp giữa dịch vụ ngân hàng với việc thu phí thông qua thẻ để áp dụng thu phí tại Việt Nam, nhằm kiểm soát tốt hơn nguồn thu thông qua ngân hàng, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của các dự án, rút ngắn thời gian phải vay vốn Ngân hàng.

Cần quy định rõ trách nhiệm của khu vực Nhà nước khi tham gia vào các dự án PPP giao thông

Dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm đều có phương án tính toán rất minh bạch, rõ ràng. Với những dự án đầu tư nước ngoài, Bộ thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế. Các nhà đầu tư được tìm hiểu những thông tin về dự án, việc thu hồi vốn dự án và thời gian thu hồi vốn. Chúng ta luôn xây dựng lợi nhuận ở mức hợp lý phù hợp với thị trường của VN.

Còn với vấn đề giải phóng mặt bằng, Chính phủ sẽ quản lý tốt hơn nhằm phân bổ rủi ro. Với các dự án đang làm thí điểm, quan điểm của Bộ là sẽ chịu hoàn toàn kinh phí giải phóng mặt bằng cũng như việc thực hiện để tránh rủi ro trong việc giải phóng mặt bằng cho các nhà +

đầu tư nước ngoài. Đối với các dự án chuẩn bị triển khai, Chính phủ chấp thuận và đưa ra một cơ chế là nhà nước sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Một trong những vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất của các dự án PPP đó là phân bổ rủi ro. Trong đó, rủi ro có nhiều loại như rủi ro về chính sách, thể chế, chính trị, tỷ giá hối đoái... Theo lý thuyết chung nhất của PPP, bên nào quản lý rủi ro tốt hơn thì bên ấy phải chịu. Đối với rủi ro chính sách, đương nhiên Chính phủ phải chịu, khi đó nhà đầu tư mới yên tâm. Hay rủi ro về biến số vĩ mô, nhà nước phải chịu. Do đó,Nhà nước cũng nên nghiên cứu chính sách chấp nhận chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư.

Chính phủ sẽ thanh toán cho các nhà tài trợ khoản chuyển nhượng khi đáp ứng yêu cầu của bên cho vay.Chính phủ chấp nhận, khi tình hình rủi ro giao thông bất chắc thì hãy áp dụng phương pháp này. Một phương pháp nữa là bảo đảm doanh thu tối thiểu. Khi doanh thu giảm dưới quy định, Chính phủ sẽ áp dụng hình thức này để hỗ trợ nhà đầu tư.

Thông thường yêu cầu của bên cho vay là Chính phủ cần có sự hỗ trợ trong các dự báo giao thông.Rủi ro xuất phát từ những dự báo sai cần có sự hỗ trợ của khung pháp lý. Vì thế, Chính phủ cần hỗ trợ và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các bên cho vay để có dự án PPP thành công.

Chủ thể giám sát phải xác định rõ ràng

Các công trình kết cấu hạ tầng đô thị nên do địa phương quản lý; đồng thời nhận sự chỉ đạo của cơ quan cùng ngành cấp trên.

Đối với các dự án PPP về cấp nước, xử lý nước thải thì quản lý theo 2 cấp: cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Theo đó, khung pháp lý cho các dự án PPP này do Trung ương quyết định (các Bộ, ngành liên quan ở cấp trung ương sẽ phải đưa ra những chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình). Còn ở cấp địa phương, các cơ quan, ban ngành của tỉnh, thành phố cũng phải đưa ra những chính sách tương ứng như ở cấp Trung ương nhưng khác biệt ở chỗ chính sách của Trung ương áp dụng đối với toàn quốc, còn chính sách cấp tỉnh chỉ đưa ra những hướng dẫn chi tiết của địa phương. Như vậy, Chính phủ vận hành và thực hiện đối với các dự án PPP; còn các tỉnh, thành phố có bộ phận tương ứng để phụ trách các công việc liên quan như quy hoạch, xây dựng, duy trì và vận hành các công trình công, các phần công việc liên quan đến môi trường, vật giá, phát triển tài chính… của địa phương.

Nội dung giám sát phong phú

Để quản lý các dự án PPP hiệu quả, cần thực hiện thị trường hóa các dự án PPP, cụ thể là khi xem xét dự án PPP thì phải có báo cáo về tính khả thi của dự án; đơn đề nghị xem xét dự án (tùy quy mô dự án PPP mà lần lượt phải trình dự án ở các cấp từ cấp tỉnh, Ủy ban Cải cách phát triển, Quốc vụ viện; đối với dự án có đầu tư nước ngoài còn phải xin ý kiến của Ủy ban Quản lý ngoại hối). Trên cơ sở thẩm định về vốn, xác định đối tác tốt nhất, tiến độ thi công của dự án PPP, sau đó các cơ quan chức năng căn cứ vào chức năng của mình để trình dự án PPP, xin ý kiến của cơ quan cấp trên về an ninh, quy hoạch, sử dụng đất, môi trường… Thông thường, thời gian xem xét dự án PPP dài, ví dụ dự án đường cao tốc từ 18 - 36 tháng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiến hành quản lý về giá và lợi nhuận trong các dự án PPP. Theo đó, sản phẩm công và dịch vụ công do Ủy ban nhân dân tỉnh định giá; tiêu chuẩn, giá dịch vụ và biên độ điều chỉnh… do cấp chủ quản quyết định.

Đa dạng phương thức giám sát

Thứ nhất là phương thức giám sát theo hợp đồng, thỏa thuận. Theo đó, dựa trên hợp đồng ký với nhà đầu tư (nội dung hợp đồng rất đầy đủ và rõ ràng các nội dung) để thực hiện quản lý, giám sát các dự án PPP. Trong hợp đồng này, nhà đầu tư cũng có những điều khoản để đảm bảo cam kết thời gian thi công, áp dụng phương thức bồi thường theo ngày kéo dài nếu nguyên nhân do phía thi công…

Phương thức giám sát thứ 2 là cử thành viên hội đồng quản trị độc lập để quản lý dự án PPP.

có thể tiến hành các biện pháp phạt, có chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện các dự án PPP.

Cuối cùng là thiết lập dường dây nóng để người dân, xã hội có thể tham gia vào hoạt động giám sát các dự án PPP thông qua thu thập khiếu kiện, phản ánh của người dân. Cách làm này sẽ phát huy được tính giám sát xã hội đối với các dự án PPP.

KẾT LUẬN

Đề tài phân tích tình hình đầu tư vào hạ tầng giao thông ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc biệt là đầu tư tư nhân rất hạn chế do lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các chính sách không hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, và thị trường vốn trong nước chưa phát triển, thiếu các cơ chế thu hút tài chính dài hạn từ khu vực tư nhân…

Bên cạnh đó đề tài đã nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm (các bài học thành công và thất bại) về PPP của các nước trên thế giới. Từ đó cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Hình thức PPP tuy đã phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ đối với nước ta và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt vấn đề tư nhân hóa cần xem xét cẩn thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền kinh tế cũng như các cam kết bền vững của chính phủ thông qua các cơ chế quản lý. Vì sự khác biệt về chính sách điều kiện kinh tế-xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực GTVT nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng. Ngoài ra vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần được chú trọng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn vay ODA hay các nguồn vốn khác cần phải tiến hành các biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo thực hiện được minh bạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tọa đàm kỹ thuật về PPP do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức ngày 26/7/2013.

2. Đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP), Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng.

3. Kinh nghiệm đầu tư theo hình thức PPP của Anh, Báo Đấu Thầu.

4. Hình thức đầu tư PPP là giải pháp tối ưu cho đô thị Việt Nam, Theo Địa Ốc Việt.

5. Cẩn trọng chọn dự án PPP, Tạp chí Tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững (VBCSD), 12/06/2012. Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Tạp chí Cộng sản.

7. Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Bộ sinh thái, Năng lượng, Phát triển bền vững và Biển (MEEDDM), 11/2009. Ai trả già trong lĩnh vực giao thông đô thị

8. Sổ tay một số kinh nghiệm hay. Nhà xuất bản tri thức. - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), 08/2008. Mối quan hệ Đối tác Nhà nước – Tư nhân. Ấn phẩm lưu trữ số 071107.

9. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), 06/2006. Kỷ yếu Hội thảo Hợp tác công tư PPPs, Dự án Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo (M4P).

10. Công văn số 6146/BGTVT-CQLXD, ngày 27/6/2013;

11. Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ;

12. Phương thức đối tác công - tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam; Nhà xuất bản Tri thức, 2014;

13. Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

14. http://baodientu.chinhphu.vn Hình thức PPP - lời giải về vốn cho giao thông

15. Baomoi.com Trực tuyến: Hội thảo thúc đẩy vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 76)