Phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 62)

b) Tình hình huy động vốn đầu tư cho HTGT

3.1.1 Phương hướng phát triển

Theo “Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" thì:

Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng các công trình giao thông huyết mạch kết hợp xây dựng mới một số công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia; giai đoạn 2015 - 2020 hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu. Định hướng theo từng lĩnh vực, đường bộ sẽ chú trọng vào trục cao tốc Bắc-Nam, cao tốc hướng tâm, các tuyến quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn. Kêu gọi đầu tư vào đường sắt đôi khổ 1.435mm, trước mắt là đoạn Hà Nội- Vinh (Nghệ An) và TP Hồ Chí Minh-Nha Trang (Khánh Hòa). Đồng thời, chú trọng đầu tư vào các cảng hàng không trọng yếu, cảng đầu mối của hàng hải, đường thủy nội địa.

Lĩnh vực Phương hướng phát triển

Đường bộ Đầu tư vào các công trình trọng điểm. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 2.000 km đường cao tốc, trong đó đến hết năm 2015 hoàn thành được 679 km, bảo đảm tiến độ đầu tư 457 km cao tốc.

Đường sắt Nâng cấp một số nhà ga đầu mối, đường sắt Bắc-Nam, đường sắt đô thị

Đường thủy nội địa

Đầu tư các bến càng đầu mối, các tuyến luồng hoàn vốn bằng thu phí và tận thu sản phẩm

Hàng không

Đầu tư cảng hàng không trọng yếu và các hạng mục cần nâng cấp, mở rộng các nhà ga, cảng hàng không.

Đường biển

Đầu tư các cảng đầu mối tổng hợp quốc gia, luồng hàng hóa chuyên dùng thu phí hoàn vốn và tận thu sản phẩm.

Bảng 3.1: Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

(Nguồn: Tổng hợp)

Cụ thể:

- Lĩnh vực đường bộ: Bộ GTVT phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 2.000 km đường cao tốc, trong đó đến hết năm 2015 hoàn thành được 679 km, bảo đảm tiến độ đầu tư 457 km cao tốc đã xác định nguồn vốn, hoặc đang triển khai thực hiện đầu tư (Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Hòa Lạc - Hòa Bình, Thái Nguyên - Bắc Kạn…); tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư khoảng 1.154 km là các tuyến cao tốc thuộc trục Bắc - Nam, các tuyến cao tốc quan trọng kết nối Thủ đô Hà Nội, TP.HCM với các cảng biển cửa ngõ quốc tế, các cửa khẩu quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng. Cùng với đó, sẽ hoàn thành đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A từ Hà Nội đến Cần Thơ; đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên trước năm 2016. Theo dự kiến, Bộ GTVT sẽ huy động nguồn lực đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có trong Kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 khoảng 5.989 km (không bao gồm các tuyến đường ven biển), trong đó có khoảng 304 km dự kiến thực hiện đầu tư theo hình thức BOT. Các đoạn tuyến còn lại sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo.

Nâng cấp và đầu tư xây dựng các quốc lộ, đường tỉnh huyết mạch, có nhu cầu vận tải lớn, đặc biệt trục dọc như Quốc lộ 1, Phát triển giao thông nông thôn đáp ứng tiêu chí chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng “Nông thôn mới”. Phấn đấu 100% đường huyện, tối thiểu 70% đường xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI. Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tối thiểu 50% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A trở lên; 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.

- Lĩnh vực đường sắt: Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đưòng sắt Bắc - Nam hiện có với tốc độ bình quân 80-90 km/h đối với tàu khách, 50-60 km/h đối với tàu hàng; Nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.

Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng đường sắt mới khổ 1.435 mm; Huy động các nguồn lực xây dựng đường sắt quốc gia kết nối đến cảng biển, khu công nghiệp, khu mỏ và trung tâm du lịch lớn.

- Về thị phần vận tải: Đáp ứng khoảng 1% - 2% thị phần vận tải hành khách và 1% - 3% thị phần vận tải hàng hóa; đáp ứng được khoảng 4% - 5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Lĩnh vực đường thủy nội địa(ĐTNĐ): Về kết cấu hạ tầng giao thông ĐTNĐ, đến năm 2020, sẽ có 45 tuyến vận tải thủy chính, trong đó có 17 tuyến khu vực phía Bắc, 10 tuyến khu vực miền Trung và 18 tuyến khu vực phía Nam. Đối với hệ thống cảng ĐTNĐ, tại khu vực phía bắc tới năm 2020 sẽ có 66 cảng hàng hóa, công suất 42,01 triệu tấn/năm và 20 cảng hành khách, công suất 5,52 triệu lượt khách/năm; khu vực miền Trung sẽ có 7 cảng hàng hóa; khu vực phía nam có 56 cảng hàng hóa, công suất 32,6 triệu tấn/năm và 17 cảng hành khách, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm. Cải tạo luồng tuyến đường thuỷ nội địa gắn liền với việc chỉnh trị bãi cạn cửa sông. Nâng cao chiều dài các tuyến sông được đưa vào khai thác vận tải.

- Lĩnh vực hàng không: Duy trì, đầu tư để khai thác có hiệu quả các cảng hàng không, sân bay. Huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng các sân bay theo quy hoạch.

- Lĩnh vực đường biển: Phát triển cảng biển đồng bộ, hài hòa giữa các cảng, bến cảng để phục vụ và làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; kịp thời đáp ứng cho sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế trọng điểm, các cơ sở công nghiệp tập trung; kết hợp thu hút và đáp ứng nhu cầu vận tải biển của Lào.

- Đối với giao thông đô thị: Quy hoạch, phát triển giao thông đô thị phù hợp với không gian, kiến trúc đô thị; đảm bảo tính thống nhất, cân đối, đồng bộ, liên hoàn với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia và quốc tế. Phấn đấu đạt từ 16% - 26% quỹ đất dành cho giao thông đô thị.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w