Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 69)

b) Tình hình huy động vốn đầu tư cho HTGT

3.2.1 Giải pháp chung

Hoàn thiện các quy định về đầu tư theo hình thức PPP

Hiện nay, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này theo hướng:

- Hoàn thiện các quy định về lập, công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư thí điểm theo các hình thức PPP đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác kế hoạch hóa trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư theo các hình thức Hợp đồng này, tăng cường tính minh bạch, công khai của pháp luật và tạo điều kiện để các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận cơ hội đầu tư; có chế tài ràng buộc trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác này.

- Hoàn thiện các quy định về lựa chọn nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng dự án phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất và điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia thực hiện dự án; áp dụng phổ biến hình thức đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư và quy định rõ tiêu chí thực hiện hình thức chỉ định thầu nhằm hạn chế tối đa việc áp dụng tựy tiện hình thức này.

- Hoàn thiện các quy định về cơ chế tài chính và hạch toán kinh doanh của Hợp đồng dự án, đặc biệt là các quy định có liên quan đến việc xác định nguồn vốn, cơ chế huy động vốn chủ sở hữu; thẩm tra năng lực tài chính của nhà đầu tư; sử dụng vốn nhà nước để tham gia thực hiện dự án hoặc thanh toán cho nhà đầu tư; phân chia rủi ro giữa nhà nước và nhà đầu tư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiến độ góp vốn; quyết toán vốn đầu tư; tổ chức kinh doanh và chuyển giao công trình...

- Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục đầu tư và công tác quản lý nhà nước đối với các dự án nhằm đơn giản hóa thủ tục chuẩn bị đầu tư, đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án, đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát.

- Nâng cao trách nhiệm, quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu, chỉ áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư khi đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật cần quy định của chặt chẽ việc thẩm tra năng lực tài chính, kinh nghiệm của nhà đầu tư trong quá trình thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

- Cần tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu yêu cầu tối thiểu của nhà đầu tư để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư tốt, hạn chế phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn vay.

- Hiện nay, đã phân cấp nhiều hơn cho các Bộ chuyên ngành, địa phương trong việc tổ chức lập, thẩm định dự án đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Việc phân cấp này đã giúp các Bộ ngành, địa phương tự chủ hơn trong việc quyết định chủ trương đầu tư và triển khai dự án.Tuy nhiên cần hoàn thiện chính sách phân cấp quản lý ở mức độ hợp lý nhằm tránh tình trạng lạm dụng việc áp dụng không phù hợp quy định của pháp luật trong đầu tư theo hình thức PPP.

Tăng cường các cơ chế, chính sách

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh các công trình đường quốc lộ như:

- Miễn giảm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị.

- Miễn trả tiền thuê đất được giao để thực hiện dự án

- Được quyền thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất để vay vốn xây dựng và vận hành công trình.

- Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư thực hiện dự án.

Tuy nhiên, do chi phí bỏ ra cho đầu tư hệ thống cầu đường quốc lộ rất lớn, chậm thu hồi được vốn, rủi ro cao nên kết quả thu hút vốn đầu tư dưới các hình thức này còn rất hạn chế. Để tăng cường thu hút nguồn vốn này, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin điện tử, thông tin đại chúng về lợi ích và chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư theo hình thức này.

- Đơn giản hóa thủ tục đầu tư, hướng dẫn cụ thể cho các nhà đầu tư khi cần tìm hiểu thông tin, ký kết và thực hiện hợp đồng.

- Đưa ra danh mục các dự án thích hợp để kêu gọi đầu tư, tập trung vào nhưng tuyến đường, những cây cầu mà lưu lượng vận tải hàng húa lớn, hành khách đông, có khả năng thu hồi vốn đầu tư nhanh.

- Nhà nước quy định và công bố rộng rãi khung giá thu phí áp dụng cho các công trình cầu đường đầu tư xây dựng bằng hình thức BOT, BT, BTO, đồng thời có chính sách trợ giá ban đầu để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và của người sử dụng.

Bên cạnh đó, cần có các hội thảo gặp gỡ giữa hai bên để có thể tìm hiểu được nhu cầu của đối tác từ đó đưa ra các chính sách hợp lý và cần thiết.

Xây dựng khuôn khổ hành chính giản đơn và năng lực đội ngũ nhân viên nhà nước về PPP trong lĩnh vực đường bộ

Chính phủ cần phải tạo ra được một cơ sở hành chính hiệu quả và đáng tin cậy để thực hiện một cách thành công chiến lược PPP của mình. Tình trạng các thủ tục hành chính phức tạp và các nhà quản lý thiếu thẩm quyền ở Việt Nam hiện nay là trở ngại nghiêm trọng đối với các hoạt động đầu tư theo hình thức PPP.

Công tác tổ chức hành chính không đầy đủ có thể làm trì hoãn một cách đáng kể việc phát triển và thực hiện các dự án PPP. Một khối lượng công việc đáng kể có thể tiến hành trước khi công bố rộng rãi dự án như: phân tích kinh tế, thống kê và dự báo thị trường, nghiên cứu khả thi, chuẩn bị thiết kế các công trình, dự thảo các tài liệu pháp lý để tránh các khó khăn và giải quyết các vấn đề có thể dự liệu trước được. Ngoài ra kinh nghiệm các nước cho thấy cơ chế một cửa là hiệu quả nhất để thực hiện quản lý Nhà nước đối với các dự án PPP. Theo cơ chế đó, doanh nghiệp dự án chỉ phải làm việc với một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề như xin gia hạn các chấp thuận, cho phép và nhất trí cho xây dựng và vận hành dự án. Cơ quan Chính phủ đó còn điều phối quá trình ra quyết định để giải quyết đơn từ của các doanh nghiệp dự án.

Để rút ngắn giai đoạn phát triển vốn rất dài của các dự án PPP đường bộ, Chính phủ cần lựa chọn cẩn thận đội ngũ dự án của mình. Đội ngũ này phải có thẩm quyền rõ ràng để xây dựng các dự án PPP và vượt qua được các trở ngại về hành chính. Điều quan trọng nhất là đảm bảo được rằng đội ngũ này sẽ làm việc trong suốt quá trình diễn ra dự án tránh thay đổi nhân sự trong quá trình phát triển dự án. Điều này cho thấy tính nhất quán trong vị trí của Chính phủ và làm khu vực tin tưởng vào cam kết hoàn thành công tác dự án của Chính phủ.

Tổ chức các chương trình đào tạo về đầu tư theo hình thức PPP cho nhân viên hành chính cũng là một giải pháp để tránh các sai phạm trong quá trình thực hiện dự án. Đã có rất nhiều các vấn đề hành chính phát sinh do các quan chức Chính phủ và chính quyền địa phương chưa hoàn toàn quen với khái niệm PPP. Do đó việc xem xét tới công tác đào tạo đội ngũ nhân viên hành chính để giúp họ hiểu và đánh giá được các dự ánPPP, điều chỉnh các điều khoản của dự án để đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w