Các dự án tiêu biểu

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 48)

b) Tình hình huy động vốn đầu tư cho HTGT

2.2.4Các dự án tiêu biểu

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội (từ cầu Sài Gòn đến nút giao Tân Vạn)

Một trong những dự án tiêu biểu của hình thức PPP trên địa bàn TP là dự án mở rộng xa lộ Hà Nội (từ cầu Sài Gòn đến nút giao Tân Vạn) với tổng chiều dài 15,7km. Dự án với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, có sự tham gia của công ty tư nhân: Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII).

Trong dự án này, HFIC với vai trò tài trợ tín dụng cho dự án từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới với tổng mức vốn tài trợ gần 600 tỷ đồng.

Vai trò của nhà nước trong dự án này được thực hiện dưới hình thức nhà nước sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng bằng nguồn vốn ngân sách. Do đây là dự án thực hiện theo hình thức PPP nên CII (nhà đầu tư) có trách nhiệm đảm bảo huy động vốn đáp ứng được tiến độ của dự án. Trong suốt vòng đời của dự án, CII duy trì, vận hành. Việc hoàn vốn cho nhà đầu tư thông qua thu phí. Sau khi hoàn tất thu phí, CII sẽ chuyển giao toàn bộ quyền quản lý, khai thác tuyến đường cho Nhà nước.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII cho biết, việc kêu gọi được tư nhân cùng tham gia vào các dự án giao thông sẽ giúp giảm áp lực cho ngân sách nhà nước. Tư nhân tham gia các dự án thuộc lĩnh vực giao thông cũng giúp cho các dự án này được quản lý hiệu quả hơn. Tiến độ của các dự án này được triển khai nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc tư nhân tham gia cũng giúp minh bạch hóa công tác quản lý trong lĩnh vực này.

Dự án đường ô tô cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Cấu trúc dự án

1. Hình thức đầu tư PPP đề xuất: DBFOT 2.Thời gian nhượng quyền: 30 năm

3. Thời gian quản lí và điều hành: 26.6 năm

4. Chính Phủ đầu tư: Thu hồi đất, quỹ VGF, tái định cư và sản xuất 5. Quỹ tài trợ dự án: Vốn từ các nhà đầu tư, khoản vay thương mại, khoản vay từ Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, quỹ VGF

6. Nghĩa vụ của nhà đầu tư tư nhân: Thiết kế, tài chính, thi công, vận hành và bảo trì dự án

7. Quyền lợi của nhà đầu tư tư nhân: Nguồn thu từ thuế và lệ phí thu được từ các phương tiện tham gia giao thông.

Ngày 10-6-2009 tại Hà Nội, Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã được ký kết giữa tập đoàn Bitexco, chủ đầu tư dự án và Liên danh nhà thầu tư vấn Almec - Tedi (Nhật).

Đây là dự án xây dựng đường cao tốc đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác giữa nhà nước và tư nhân) với tổng vốn đầu tư lên đến 745 triệu đô la Mỹ (tương đương 14.355 tỉ đồng) và thời gian thi công 36 tháng, do Bitexco làm chủ đầu tư.. Ngày 26/6/2013, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1777/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt Hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn Nhà đầu tư thứ hai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thí điểm theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Dự án Dầu Giây – Phan Thiết có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong giai đoạn từ 1990 đến 2007, khu vực lân cận dự án đã nhận được 5 tỉ đô la Mỹ vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên tổng số 12 tỷ vốn FDI mà Việt Nam đã nhận được, tương đương 44%. Cũng tại khu vực lân cận dự án, các dự án khu công nghiệp cũng đã được xây dựng và hiện tại chiếm 47% diện tích khu công nghiệp của cả nước (8,400 hecta trên tổng số 18,000 hecta)

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 48)