Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 35)

a) Nguồn vốn Ngân sách nhà nước

Bảng 2.1: Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước

(Nguồn: GSO)

Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư theo ngành lĩnh vực. Tuy nhiên nó có xu hướng giảm: năm 2014 chỉ bằng 88% so với 2013 trong đó NSNN đầu tư cho riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông cũng giảm từ 2714 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 375 tỷ đồng năm 2014.

Thời gian qua, chính phủ đã chi đầu tư CSHT khoảng 10%GDP và ¼ khoản đầu tư này cho GTVT(đầu tư đường bộ >70%) nhưng chưa cải thiện được tình trạng yếu kém của mạng lưới giao thông vận tải

Theo báo cáo của Chính phủ, thu cân đối NSNN năm 2013 ước đạt 752.370 tỷ đồng, giảm 63.630 tỷ đồng (tương đương 7,8%) so với dự toán. Bội chi từ 4,8% GDP năm 2012 lên 5,3% GDP năm 2013. Cùng với đó là gánh nặng nợ công: trong 3 năm kế tiếp, từ 2010-2013, nợ công đi ngang, chỉ tăng tiếp lên 54,2%; nhưng năm 2014, nợ công dự tính sẽ lại tăng vọt lên tới tận 60,3% GDP.

Bội chi ngân sách, áp lực nợ công gia tăng, hơn nữa nỗ lực giảm lạm phát cần giảm cung tiền, thắt chặt tín dụng đều cho thấy việc tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông sẽ phụ thuộc lớn vào nguồn vốn xã hội hóa.

b) Vốn ODA

Theo Báo cáo của Chính phủ tại Diễn đàn Quan hệ Đối tác Phát triển Việt Nam 2014 (VBDF), tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 (tính đến ngày 12/11/2014) đạt 4.019 triệu USD, bằng 69,38% so với cùng kỳ năm 2013. Tính đến hết tháng 11/2014, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân tổng số vốn ODA lên tới 30.000 tỷ đồng, vượt 1,261% kế hoạch (2.467 tỷ đồng). Nếu được đáp ứng đủ nguồn vốn đối ứng, các dự án ODA giao thông nhiều khả năng sẽ giải ngân được khoảng 90.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 - 2016, tạo được một lượng lớn công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ứng trước 3.590,9 tỷ đồng vốn đối ứng ODA nguồn vốn TPCP trong kế hoạch năm 2015 theo danh mục và mức vốn ứng trước đối với các chương trình, dự án ODA của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương. Số vốn ứng này được thực hiện và thanh toán đến hết 31/3/2015. Với bước tạo đà suôn sẻ của năm 2014, vốn ODA cùng với các nguồn vốn xã hội hóa được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng và đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng giao thông quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2015 và những năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.1: Vốn ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012

(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ KH-ĐT)

Về giao thông vận tải là ngành tiếp nhận vốn ODA nhiều nhất trong các ngành, lĩnh vực, khoảng 16,47 tỷ USD, trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay . Trong thời kỳ 1990-2013, ngành Giao thông Vận tải đã hoàn thành và đang thực hiện 132 dự án với tổng vốn ODA hơn 17 tỷ USD, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD và đang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD. Các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực này đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông quốc gia cũng như giao thông vùng và tại các tỉnh, thành.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w