Những năm gần đây, ngành GTVT có sự đột phá lớn trong việc kêu gọi vốn xã hội hóa đầu tư vào hạ tầng giao thông. Năm 2012, ngành GTVT huy động được 41.000 tỷ đồng cho 21 dự án , tổng số vốn huy động ngoài ngân sách đến năm 2013 khoảng gần 120.000 tỷ đồng, với 47 dự án, triển khai đầu tư 1.387km đường. Tính đến nay đã huy động khoảng 160.000 tỷ đồng để triển khai 65 dự án, công trình từ nguồn vốn ngân sách. Dự kiến năm 2014, ngành giao thông vận tải sẽ đạt mức giải ngân kỷ lục lên tới 100.000 tỷ đồng. Năm 2015, dự kiến con số này sẽ cao hơn và giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có một nguồn vốn lớn lên đến khoảng 235 nghìn tỷ đồng ngoài vốn ngân sách đầu tư vào giao thông.
Không chỉ tập trung vào đường bộ, ngành GTVT sẽ tập trung kêu gọi vốn xã hội hóa ở nhiều lĩnh vực khác như tuyến đường sắt Bắc Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án cảng biển, dự án đường thủy nội địa...
Theo ông Nguyễn Hoằng - Vụ trưởng Vụ KH&ĐT (Bộ GTVT Đây là con số khổng lồ mà trước đây không ai dám mơ tới. Đến. Riêng 2013 con số này là 80.000 tỷ đồng cho 26 dự án.
Dự kiến trong một vài năm tới, hàng loạt các dự án BOT, BT, PPP thuộc các lĩnh vực này sẽ được triển khai và giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi nguồn vốn Nhà nước và ODA hạn chế dần.
2.2. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hình thứcPPP tại Việt Nam PPP tại Việt Nam
2.2.1. Khung pháp lý về đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam
Hiện nay, trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng của nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đầu tư theo hình thức PPP nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân là một kênh hiệu quả. Chính phủ Việt Nam hiện đang triển khai kế hoạch xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý rõ ràng và có hệ thống về đầu tư theo hình thức PPP, bao gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư và các thông tư, văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
Nghị định số 15/2015 và nghị định 30/2015
Ngày 14/02/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Nếu nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ra đời đánh dấu một bước đổi mới
về thể chế trong hoạt động thu hút đầu tư tư nhân vào kết cấu hạ tầng và dịch vụ công, thì Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư là sự hoàn thiện cơ chế đó. Nghị định 30 bổ sung cơ chế cạnh tranh hướng tới hiệu quả tối ưu của các dự án trong lĩnh vực này. Có thể coi đây là cặp song sinh nhằm tạo lập môi trường đầu tư PPP tại Việt Nam. Nghị định PPP đã thể chế hóa những nội dung đã được định hướng tại các luật vừa được Quốc hội thông qua như: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng.
•Điều kiện lựa chọn dựa án thực hiện theo hình thức đối tác công tư
Nghị định cũng quy định rõ 5 điều kiện mà Dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ gồm:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Các dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các dự án đáp ứng các điều kiện trên, có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh được ưu tiên lựa chọn.
Một điểm quan trọng trong Nghị định này, là quy định Nhà đầu tư có
quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác nếu việc chuyển nhượng
đó không ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư vàcác điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
•BOT, BT là một dạng PPP
Theo Nghị định, các hình thức hợp đồng đầu tư dự án như BOT, BTO và BT, vốn ở nhiều nơi, nhiều lúc trước đây được coi là những hình thức đầu tư riêng biệt song với hình thức PPP ( đang trong giai đoạn thí điểm) nay đã được
chính thức coi là các dạng thức của hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP và chịu sự điều chỉnh thống nhất của cùng 1 luật định, từ nghị định 15.
•Quy định về tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Theo Nghị định mới ban hành, Chính phủ quy định rõ về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.Theo đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được
thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ
đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến. Cụ thể, đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này; Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này..
•Kiểm soát đầu ra thay cho đầu vào
Nghị định 15 cho thấy, khung pháp lý mới về PPP chú trọng kiểm soát “đầu ra” thay cho việc quản lý chặt các yếu tố “đầu vào” của các dự án. Đây là cách tiếp cận mới, theo đó làm rõ các yêu cầu về chất lượng của công trình, dịch vụ sẽ được cung cấp, không định hướng cho một loại công nghệ, giải pháp triển khai. Nhà đầu tư có giải pháp công nghệ tối ưu sẽ được lựa chọn thông qua đấu thầu để đảm bảo chất lượng cao nhất.
Nghị đinh 30 cũng thống nhất với cách tiếp cận đầu ra thay cho đầu vào của khung pháp lý mới về PPP. Nghị định 30 quy định rõ hồ sơ mời thầu phải nêu các tiêu chí đánh giá về chất lượng công trình, dịch vụ được cung cấp. Đây là điểm khác biệt cơ bản với hồ sơ mời thầu đối với nhà thầu. Với nhà đầu tư, hồ sơ mời thầu không chỉ định công nghệ để phát huy tối đa sự năng động, sáng tạo và năng lực kỹ thuật của nhà đầu tư.
•Khuyến khích nhà đầu tư để xuất ý tưởng
Nghị định 15 phân biệt rõ hai phương thức nhà đầu tư tư nhân tiếp cận và tham gia vào dự án có mục đích công.
Trường hợp thứ nhất, nhà nước xác định ý tưởng, lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi (solicited). Nhà đầu tư được tham vấn trong quá trình chuẩn bị dự án, đấu thầu giành quyền thực hiện dự án. Đây là cách làm chủ đạo với các dự án thuộc quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch ngành.
Trường hợp thứ hai, nhà đầu tư đề xuất ý tưởng, lập đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi (unsolicited). Khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, cơ quan nhà nước tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư đề xuất dự án được hưởng mức ưu đãi nhất định trong đấu thầu, trường hợp không trúng thầu sẽ được hoàn trả chi phí nghiên cứu dự án đã xác định từ trước. Các ưu đãi này được cụ thể ngay trong Nghị định 30 tại Điều 3 với 4 trường hợp:
đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
-Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
- Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
- Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
* Rút gọn thủ tục đối với dự án nhóm C
Để tạo tính linh hoạt, Nghị định 15 quy định thủ tục rút gọn với các dự án này là: không phải thực hiện các bước như lập báo cáo nghiên cứu, không phải thành lập doanh nghiệp dự án và không cần thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thống nhất tinh thần của khung pháp lý mới về PPP, trong Nghị định 30, việc đấu thầu dự án PPP nhóm C hoặc dự án có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không gồm phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 20 tỷ đồng cũng được rút gọn về mặt thủ tục: không bắt buộc áp dụng sơ tuyển, không thực hiện bước đàm phán sơ bộ hợp đồng, không cần ký kết thỏa thuận đầu tư, đồng thời giám các định mức về chi phí và thời gian.
2.2.2. Về vốn đầu tư