Về hình thức triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 45)

b) Tình hình huy động vốn đầu tư cho HTGT

2.2.3. Về hình thức triển khai thực hiện

Trên thực tế đã có khá nhiều dự án áp dụng một số hình thức của PPP như: Hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT); Hình thức xây dựng -

chuyển giao - vận hành (BTO) và hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO). Trong lĩnh vực giao thông thì đáng kể nhất là hình thức BOT áp dụng khá phổ biến tại ngành giao thông đường bộ, các hình thức BTO và BT chiếm tỷ trọng thấp trong số các dự án áp dụng hình thức PPP; hình thức BFOM và nhượng quyền khai thác (Franchise) đang được triển khai áp dụng. Các hình thức khác như hình thức thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO), BOO chưa được áp dụng.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong giai đoạn 1994- 2009 đã có 32 dự án được thực hiện theo hình thức PPP với tổng mức vốn cam kết khoảng 6,7 tỉ đô la. Một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông đã được xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Tính đến nay, chỉ có khoảng trên 90 dự án (bao gồm 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) đầu tư dưới hình thức BOT, BT, hoặc các hình thức tương tự, với tổng vốn đăng ký đạt 7,1 tỉ USD, trong đó các dự án công trình giao thông chiếm 70% về số lượng dự án và 95% về vốn đầu tư. Cũng giống như các nước khác, hình thức BOT và BT chiếm tỷ phần chủ yếu. Hiện Bộ Giao thông vận tải đang quản lý 56 dự án BOT, BT, PPP với tổng mức đầu tư khoảng 165.000 tỷ đồng, gồm 14 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 34 dự án đang triển khai thi công, các dự án còn lại sẽ sớm triển khai trong thời gian tới.

BOT

Từ 2012 đến đầu 2015 bằng hình thức này Bộ GTVT đã huy động được số vốn kỷ lục 150.000 tỉ đồng, tức gần 50% vốn ngoài ngân sách cho việc đầu tư các dự án BOT trong các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không.

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai chỉ đạo 50 dự án BOT (18 dự án đã hoàn thành) trong đó lĩnh vực đường bộ 37 dự án, hàng không 6 dự án, đường thủy nội địa 3 dự án, đường sắt 3 dự án và hàng hải 1 dự án.

Riêng năm 2014, ngành GTVT thu thút được 39 nghìn tỷ đồng để đầu tư cho 19 dự án BOT.

Hình 2.1. Các dự án BOT giao thông trên phạm vi cả nước

(Nguồn Bộ tài chính)

BT

Trong những năm vừa qua, mặc dù các hình thức hợp đồng theo dạng hợp tác giữa Nhà nước và Tư nhân, đặc biệt là hình thức BT được đánh giá là kênh huy động vốn hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực giao thông, giảm gánh nặng về vốn cho ngân sách Nhà nước.Tuy nhiên, các dự án BT trong lĩnh vực này vẫn chưa được như mong muốn và hiện chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay như một số dự án của Tập đoàn Nam Cường là đường Lê Văn Lương kéo dài, đường trục phía Bắc Hà Đông, đường trục phát triển kinh tế- xã hội Bắc - Nam, hay dự án đường trục phía Nam của Cienco 5 và một vài dự án nhỏ lẻ khác.

Thực tế hầu hết các dự án BT được triển khai trong thời gian vừa qua thường cũng chỉ vài trăm tỷ đồng, cao nhất là Dự án đường trục phát triển kinh tế- xã hội Bắc - Nam cũng chỉ khoảng hơn 7.500 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thời gian qua cơ chế, chính sách của nước ta trong lĩnh vực này chưa thực sự rõ ràng, nay áp dụng kiểu này, mai lại một kiểu khác nên rất bấp bênh. Hơn nữa doanh nghiệp tự bỏ tiền túi đầu tư nên thường có tâm lý “của đau, con xót” và phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, không dám mạo hiểm. Thực tế triển khai trong thời gian qua, theo phản ánh của một số chủ đầu tư, cơ chế để thực hiện các dự án BT thay đổi thường xuyên, việc hoàn vốn cho chủ đầu tư thường là bằng đổi đất lấy hạ tầng nhưng cũng

không ổn định. Nếu nhà đầu tư không năng động và không phản ứng kịp diễn biến của tình hình sẽ rất khó thu hồi vốn.

BFOM

Tổ hợp Fecon - Cienco1 - Conteccons là nhà đầu tư mới nhất vừa tỏ ý quan tâm tới Dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Bãi Vọt, một trong 5 dự án hạ tầng giao thông lớn dự kiến đầu tư theo hình thức PPP.

Có hai lý do khiến liên danh các nhà đầu tư trong nước này sốt sắng tới công trình cao tốc đang được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) nghiên cứu cập nhật lại đề xuất Dự án.

Theo kết quả nghiên cứu của WB, so với đề xuất ban đầu, quy mô đầu tư Dự án đã có thay đổi đáng kể. Ước tính, tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1.067 triệu USD, trong đó, vốn hỗ trợ nhà nước là 467 triệu USD (44%); vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 156 triệu USD (15%); vốn vay thương mại là 444 triệu USD (41%). Đây là quy mô và cơ cấu vốn được đánh giá là phù hợp với năng lực của các nhà đầu tư trong nước.

Bên cạnh đó, Dự án còn áp dụng hình thức PPP khá mới - BFOM: xây dựng, cấp vốn, vận hành, bảo dưỡng và thanh toán cho nhà đầu tư theo chất lượng dịch vụ.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên, BFOM đề xuất một số nội dung sẽ vượt quá khung quy định hiện hành, trong đó có việc tỷ lệ góp của Nhà nước (lớn hơn 30%) và khoản thanh toán theo chất lượng dịch vụ trong quá trình khai thác.

Nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, tư vấn WB sẽ hoàn tất hình thức đầu tư Dự án vào năm 2015; lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2016.

Nhượng quyền khai thác

Bộ GTVT lựa chọn một số dự án có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm, trong đó có Cảng hàng không Phú Quốc và nhà ga T1, Nội Bài, Hà Nội. Hai dự án này sẽ được chuyển nhượng theo các quy định của Nghị định 15 về hợp tác công – tư (PPP). Cụ thể là theo hình thức kinh doanh- quản lý (O&M), được ký giữa nhà nước với nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức hợp tác côngtư (PPP) ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w