Trong quá trình chế biến còn sử dụng một số gia vị khác nhưđường, bột ngọt, tiêu và tỏi nhằm làm tăng hương vị cho sản phẩm.
- Monosodium glutamat (bột ngọt): được dùng trong chế biến để làm tăng vị ngọt thịt cho sản phẩm, đồng thời bột ngọt cũng góp phần hình thành các chất mùi trong sản phẩm và ngăn chặn sự phát sinh mùi không mong muốn.
- Đường saccharose: đường để tạo vị cho sản phẩm. Đường làm dịu vị mặn và cứng chát của muối, ngăn cản một ít sự di chuyển ẩm. Tuy nhiên đường là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật gây hại nên cần phải có chế độ bảo quản sản phẩm hợp lý.
- Tiêu: Trong tiêu có 1,5 ÷ 2% tinh dầu, các alealoit như piperin 5 ÷ 9%, chanain 2,2 ÷ 4,6%. Hai thành phần này làm cho tiêu có vị cay nồng, 8% lipid, 36% tinh bột trong tiêu. Tác dụng của tiêu trong quá trình chế biến là gia tăng thời gian bảo quản do chứa hợp chất phytonxit, tạo vị cay, hương thơm, kích thích tiêu hóa.
- Tỏi: Tác dụng của tỏi là tạo hương thơm cho sản phẩm, kích thích tiêu hóa, góp phần làm tăng giá trị cảm quan sản phẩm. Bên cạnh, tỏi được bổ sung trong quá trình chế biến còn góp phần làm tăng khả năng bảo quản của sản phẩm do có chứa các hợp chất allicine là chất kháng sinh tự nhiên như trong tiêu.
Bên cạnh, trong quá trình chế biến còn có bổ sung thêm nước đá ở công đoạn xay thô. Nước đá giúp hạ nhiệt độ khối thịt, tránh hiện tượng quá nhiệt do tác động cơ học làm ảnh hưởng quá trình tạo gel của sản phẩm. Nước đá giúp muối và các phụ gia khác hòa tan, phân phối đều trong sản phẩm thành dạng nhũ tương. Ngoài ra nước đá còn có tác dụng làm hạ giá thành và tạo tính mềm mại cho sản phẩm.