Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 35)

1 Chỉ số khoảng cách âm thể hiện rằng người thụ hưởng dịch vụ cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, tức là giá trị cảm nhận nhỏ hơn giá trị kỳvọng (P < E).

2.4.2.Các giả thuyết nghiên cứu

2.4.2.1. Khía cạnh học thuật

Theo Abdullah (2006) thì khía cạnh học thuật bao gồm thái độ, kỹnăng giao tiếp tốt, khả năng của các giảng viên Đại học có thể cung cấp cho người học (sinh viên) một cách đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết về chuyên ngành đào tạo một cách hiệu quả và khoa học. Nói cách khác, khía cạnh học thuật chủ yếu chỉ xét về giảng viên – người trực tiếp truyền đạt kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm cho sinh viên. Mô hình của Abdullah phân tách rất rõ hai khía cạnh đó là học thuật và phi học thuật. Như vậy, giả thuyết sau đây được đề xuất:

Giả thuyết H1: Khía cạnh học thuật có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm Toán trường Đại học Đà Lạt.

2.4.2.2. Khía cạnh phi học thuật

Khía cạnh phi học thuật đề cập đến các khía cạnh có liên quan đến nhiệm vụ được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ nhà trường (Abdullah, 2006) như cán bộ công tác sinh viên, cán bộ đoàn, nhóm, câu lạc bộ... Nói ngắn gọn, khía cạnh phi học thuật bao quát các mặt về công tác hành chính phục vụ chủ yếu đối tượng sinh viên của các cán bộ, viên chức trong nhà trường. Trong mô hình của Abdullah (2006) khía cạnh phi học thuật có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người học. Như vậy, giả thuyết H2 được đề nghị:

Giả thuyết H2: Khía cạnh phi học thuật có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm trường Đại học Đà Lạt.

2.4.2.3. Sự tiếp cận

Trong nghiên cứu của tác giả Abdullah (2006), sự tiếp cận được hiểu là khảnăng mà người học – sinh viên có thể tiếp cận (trực tiếp hay gián tiếp) với giảng viên, cán bộ nhà trường, khả năng sử dụng các phương tiện (thư viện, mạng internet, ký túc xá) phục vụ cho việc học tập tại trường trên hai khía cạnh học thuật (tiếp cận nguồn tài liệu, sự giúp đỡ của giảng viên) và phi học thuật (tiếp cận sự hỗ trợ từ công tác hành chính của trường, sinh hoạt tập thể, thể dục thểthao…). Như vậy, giả thuyết H3 được đề nghị như sau:

27

Giả thuyết H3: Sự tiếp cận có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm trường Đại học Đà Lạt.

2.4.2.4. Chương trình giảng dạy

Chương trình giảng dạy là một loạt các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể cho các sinh viên đãđược định sẵn. Chương trình giảng dạy là những điều kiện và khảnăng của giảng viên đại học có thể cung cấp cho người học một cách đầy đủ các kiến thức, kỹnăng cần thiết về chuyên ngành đào tạo một cách hiệu quả và khoa học. Ở trường Đại học Đà Lạt, khoa Sư phạm Toán chương trình giảng dạy đó là chương trình khung của ngành Sư phạm Toán; mức độđa dạng của các môn học có liên quan; tính ứng dụng hay cập nhật của các giáo trình giảng dạy, v.v. Theo Abdullah (2006) thì chương trình giảng dạy có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của người học. Như vậy, tác giảđề nghị giả thuyết sau đây:

Giả thuyết H4: Chương trình giảng dạy có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm Toán trường Đại học Đà Lạt.

2.4.2.5. Danh tiếng

Danh tiếng là hình ảnh chuyên nghiệp của trường được các công nhận bởi các trường đại học khác (Abdullah, 2006). Hay theo Nguyen & Leblanc (2001) thì danh tiếng chính là sự cảm nhận về vị thế, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, khách hàng. Đối với trường Đại học Đà Lạt, danh tiếng có thể hiểu là sựđánh giá tích cực, sự tự hào của sinh viên khi học tập tại môi trường này. Một khi danh tiếng của trường được xã hội đánh giá cao hay sự khẳng định của các sinh viên khóa trước sau khi ra trường sẽ góp phần làm gia tăng sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại trường. Do đó tác giảđề xuất giả thuyết H5:

Giả thuyết H5: Danh tiếng có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm Toán trường Đại học Đà Lạt.

2.4.2.6. Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp cho sinh viên

Chuẩn bị cho nghề nghiệp đề cập đến mức độ mà sinh viên nhận thức được họ đang chuẩn bị tốt cho sự nghiệp và trường đại học của giảng viên và đại học của họ. Một trong những mục tiêu của chương trình đại học là để trang bị sinh viên đầy đủ các kiến thức, kỹnăng mềm, kinh nghiệm ứng xửsao cho sinh viên khi ra trường tự tin nắm

28

vững nghề của mình. Trong bối cảnh ngày nay, dưới áp lực của nhà tuyển dụng hầu hết các trường đã và đang thực hiện các bước hướng nghiệp cho sinh viên ở giai đoạn gần tốt nghiệp sao cho các em có thể tự tin phỏng vấn xin việc với các nhà tuyển dụng khó tính nhất. Do đó, việc hướng nghiệp được xem như là một tiêu chí quan trọng đối với sinh viên và nó ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi đang theo học tại trường. Vì vậy tác giảđề xuất giả thuyết H6 sau:

Giả thuyết H6: Sự chuẩn bị cho nghề nghiệp có mối tương quan thuận với sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo tại khoa Sư phạm trường Đại học Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 35)