Phân tích hồi quy bộ

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60)

- 60T Luôn trau dồi, học hỏi: 60T Ki ến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô c ần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mớ

4.5.2. Phân tích hồi quy bộ

Phương trình hàm hồi quy bội của nghiên cứu này được trình bày như sau: Y = C + b1*X1 + b2*X2 + b3*X3 + b4*X4 + b5*X5 + b6*X6 + e Trong đó,

• C: hằng số (constant);

• Y: biến phụ thuộc, Sự hài lòng của nhân viên;

• X1 – 6: biến độc lập, lần lượt là “Khía cạnh học thuật”, “Khía cạnh phi học thuật”, “Chương trình giảng dạy”, “Sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên”, “Danh tiếng”, “Sự tiếp cận”;

• b1 – b6: hệ sốbeta (chưa chuẩn hóa) của từng biến độc lập;

52

Kết quả hồi quy được trình bày dưới bảng 4.9, 4.10, 4.11 sau khi thực hiện hồi quy trên phần mềm SPSS, sử dụng phương pháp Enter (đưa các biến độc lập vào cùng một lúc).

Bảng 4.9: Tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Chỉ sWatson ố Durbin-

1 0.807 0.651 0.642 1.605

Biến phụ thuộc: SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN

Bảng 4.10: Phân tích ANOVA

Tổng bình phương Bậc t(df) ự do bình phươngTrung bình Hệ số F Giá trị Sig. Tổng bình phương hồi quy 177.453 6 29.576 68.417 0.000 Tổng bình phương phần dư 95.102 220 0.432 Tổng bình phương 272.555 226

Biến phụ thuộc: SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN Bảng 4.11: Hệ số hồi quy Hệ số hồi

quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa Giá trị sig. VIF

Hằng số -1.360

Khía cạnh học thuật .292 .259 .000 1.745

Khía cạnh phi học thuật .188 .141 .002 1.250

Chương trình giảng dạy .281 .216 .000 1.508 Sự chuẩn bị nghề nghiệp

cho sinh viên .351 .309 .000 1.247

Danh tiếng .150 .123 .003 1.070

Sự tiếp cận .221 .172 .000 1.467

Biến phụ thuộc: SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN

Từ kết quả phân tích hồi quy trên, tác giả có một số phân tích sau:

 Mô hình hồi quy gồm một biến phụ thuộc và năm biến độc lập. Hệ số R có giá trị là 80.7% cho thấy sựtương quan khá cao giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập có trong mô hình. Hệ số xác định (R bình phương) là 65.1% có nghĩa là các biến độc lập có mặt trong mô hình giải thích được 65.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc, tức là “Sự hài lòng của sinh viên”.

53

 Kết quả phân tích phương sai cho giá trị F = 68.417 và kiểm định F cho giá trị sig. = 0.000 < 0.05 chứng tỏ mô hình hồi quy này có ít nhất một biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình, hay nói cách khác, mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợp với tập dữ liệu thu được.

 Kết quả các hệ số hồi quy ở bảng 4.11 cho thấy các giá trị sig. của từng hệ số hồi quy (chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0.05, tức là giả thuyết H0: các hệ số hồi quy không có ý nghĩa bị bác bỏ cho thấy các hệ số hồi quy của các biến độc lập đều có ảnh hưởng tương quan với biến phụ thuộc.

 Chỉ số d = 1.605 ở bảng 4.9 cho thấy không có tự tương quan bậc nhất giữa các phần dư.

 Hệ số VIF của từng hệ số hồi quy được trình bày ở bảng 4.11 đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập là không đáng kể.

Kết luận lại, phương trình hồi quy theo hệ số hồi quy chuẩn hóa của nghiên cứu này được viết lại như sau:

Y = 0.259X1 + 0.141X2 + 0.216X3 + 0.123X4 + 0.172X5 + 0.309X6 + e

SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN = 0.259*khía cạnh học thuật + 0.141*khía cạnh phi học thuật + 0.216*chương trình giảng dạy + 0.123*danh tiếng + 0.172*sự tiếp cận

+0.309*sự chuẩn bị nghề nghiệp + e Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trên như sau:

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “khía cạnh học thuật” tăng 1 đơn vịđộ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.259 đơn vị độ lệch chuẩn.

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “khía cạnh phi học thuật” tăng 1 đơn vịđộ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.141 đơn vịđộ lệch chuẩn.

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố“chương trình giảng dạy” tăng 1 đơn vịđộ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.216 đơn vịđộ lệch chuẩn.

54

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “danh tiếng” tăng 1 đơn vịđộ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.123 đơn vị độ lệch chuẩn.

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “sự tiếp cận” tăng 1 đơn vịđộ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.172 đơn vị độ lệch chuẩn.

• Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên” tăng 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì yếu tố “Sự hài lòng của sinh viên” tăng lên 0.309 đơn vịđộ lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)