Sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 72)

- Hệ số phóng đại phương sa i VIF (Variance Inflation Factor) được sử dụng để ki ểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Thông thường chỉ sốnày vượt quá giá trị

5.3.3. Sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên

Nhà trường và Khoa phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chương trình giảng dạy và xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành chất lượng đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành phù hợp và bám sát yêu cầu của xã hội.

Nhà trường cần phải thực hiện công tác tư tưởng cho sinh viên nhất là những sinh viên năm đầu, giúp họ định hình về phương hướng, động lực học tập, phong cách, lối sống, tư tưởng, ý chí, v..v. cung cấp cho họ những thông tin về nghề nghiệp và công việc của họ trong tương lai giúp họ vững tin hơn về nghề nghiệp và chuyên ngành được đào tạo.

Nhà trường và Khoa cần phối hợp trong việc xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả, trang bị cho sinh viên khối kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành và công nghệ thông tin đáp ứng được cho yêu cầu của công việc và nghề nghiệp trong tương lai.

Ngoài những khối kiến thức về chuyên ngành, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nhà Trường cũng cần phải trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm rất quan trọng trong việc hòa nhập với xã hội sau tốt nghiệp. Những kỹnăng mềm như: giao tiếp, làm việc nhóm, đàm phán, thuyết trình…cần phải được hình thành cho sinh viên ngay trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh đó, nhà Trường cũng nên tạo ra nhiều sân chơi hữu ích cho sinh viên về mặt học thuật một cách thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy những kỹnăng của mình.

Nhà trường và Khoa cần thiết lập bộ phận tư vấn học tập chuyên nghiệp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên, cần có thời gian biểu và lịch trực thường xuyên hơn. Ngoài việc tư vấn về những vấn đề học tập bộ phận này sẽthường xuyên cung cấp cho sinh viên những thông tin về việc làm, nhu cầu và yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thông tin mà bộ phận tư vấn cung cấp phải là những thông tin có chất lượng, uy tín và tin cậy. Bên cạnh đó, Nhà Trường và Khoa nên phối hợp thường xuyên để liên kết với các doanh nghiệp nói riêng và nhà tuyển dụng bên ngoài nói chung tổ chức các buổi giao lưu, tìm hiểu như “hội chợ việc làm” hàng năm để tạo ra sự hiểu biết qua lại giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng, giúp những sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường tìm

64

kiếm được những cơ hội việc làm tốt hơn từ đó ảnh hưởng tới nhận thức của họ và khiến càng hài lòng hơn với chương trình đào tạo chuyên ngành đang theo học.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)