Nghiên cứu của Ashim Kayastha (2011)

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28)

Nghiên cứu này khảo sát sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp về chất lượng dịch vụ của các trường đại học tại Thái Lan. Nghiên cứu tập trung vào một loạt các yếu tố chất lượng dịch vụ như khía cạnh phi học thuật, khía cạnh học thuật, thiết kế, cung cấp và đánh giá, kích cỡ nhóm, vấn đề chương trình, danh tiếng và truy cập. Những yếu tố này đã được kế thừa từ nghiên cứu của Abdullah (2006) và Afjal et al. (2009).

20

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Ashim Kayastha (2011)

Bảng khảo sát thu thập số liệu từ 303 sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học của Thái Lan cho thấy 57,1% sinh viên được hỏi hài lòng với các trường đại học của họ. Ngoài ra, phân tích số điểm trung bình của các biến chất lượng dịch vụ cho thấy khía cạnh học thuật có ý nghĩa cao nhất là 3.99; tiếp theo kích thước nhóm với 3.95; truy cập là 3.79; thiết kế, cung cấp, đánh giá và uy tín cùng 3.7, các khía cạnh phi học thuật là 3,65 và cuối cùng các vấn đề chương trình 3.5. Điều này phản ánh người được hỏi đồng ý hài lòng với hiệu suất tổng thể của các biến về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, phân tích giá trị của hệ số tương quan (r) giữa các biến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên thấy rằng thiết kế, cung cấp và đánh giá có giá trị cao nhất là 0,641 và thấp nhất là kích cỡ nhóm, tuy kích cỡnhóm có tương quan yếu với sự hài lòng của sinh viên nhưng vẫn có một mối tương quan giữa chúng và giá trị tương quan giữa chất lượng dịch vụ tổng thể và sự hài lòng của sinh viên là 0,696. Có thể nói rằng có mối tương quan mạnh mẽ giữa các nhóm và kết luận rằng tất cả các biến chất lượng dịch vụ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên.

Chất lượng dịch vụ Khía cạnh phi học thuật Sự hài lòng của sinh viên Khía cạnh học thuật Thiết kế, cung cấp, đánh giá Kích cỡ nhóm Vấn đề chương trình Danh tiếng Truy cập

21

Tuy nhiên nghiên cứu của Kayastha cũng có những hạn chế nhất định đó là phạm vi khảo sát chỉ trong những Đại học tại thủđô Bangkok do đó không mang tính đại diện cho toàn thể các trường đại học trên những tỉnh khác của Thái Lan. Bên cạnh đó mẫu khảo sát còn ít (n = 303). Thêm vào đó, một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về Chất lượng đào tạo bên cạnh các yếu tố do tác giả đề xuất chưa được xem xét đưa vào mô hình.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 28)