Nghiên cứu của Firdaus Abdullah: Mô hình HEdPERF (2006)

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 30)

Nghiên cứu của Abdullah về Chất lượng đào tạo áp dụng cho loại hình đào tạo bậc đại học và sau đại học. Nghiên cứu này được xây dựng trên nền tảng mô hình SERVQUAL của Parasuraman (1985) và mô hình SERVPERF của Cronin & Taylor (1992). Mô hình HEdPERF bao gồm 6 yếu tố chính đó là: khía cạnh học thuật, khía cạnh phi học thuật, danh tiếng của nhà trường, chương trình giảng dạy, sự thấu hiểu người họcsự tiếp cận. Qua kiểm định bằng phương pháp nhân tố khẳng định (CFA) 6 khái niệm trên đạt độ tin cậy và giá trị cao thể hiện qua các chỉ số CFI > 0,9, GFI > 0,9, CMIN/df < 3 và RMSEA < 0.1. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến yếu tốsự tiếp cận

có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài lòng ở phía sinh viên. Sự tiếp cận được hiểu là khả năng mà người học – sinh viên có thể tiếp cận (trực tiếp hay gián tiếp) với giảng viên, cán bộ nhà trường, khả năng sử dụng các phương tiện (thư viện, mạng internet, ký túc xá) phục vụ cho việc học tập tại trường.

Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế mà nghiên cứu chưa thực hiện được đó là nghiên cứu chỉ tập trung hướng vào góc độ khách hàng là sinh viên – đối tượng trực tiếp thụ hưởng dịch vụ đào tạo. Tác giả đề xuất những nghiên cứu sau nên mở rộng đối tượng thụ hưởng này ra bao gồm các công ty sử dụng lao động và cơ quan chính phủ. Một hạn chế khác là các khái niệm được khảo sát diễn tả theo khía cạnh tích cực do đó sẽ làm xảy ra sự thiên lệch từphía người được hỏi.

22

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu HEdPERF (Abdullah, 2006)

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành sư phạm tai đại học đà lạt luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 30)