1 Chỉ số khoảng cách âm thể hiện rằng người thụ hưởng dịch vụ cảm thấy chưa thật sự thỏa mãn, tức là giá trị cảm nhận nhỏ hơn giá trị kỳvọng (P < E).
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài 1 Mô hình nghiên c ứu đề xuất
Theo nghiên cứu của Brochado & Marques (2007, trang 8) đánh giá mô hình HEdPERF là mô hình tin cậy đểđo lường Chất lượng đào tạo đại học bên cạnh thang đo SERVQUAL và SERVPERF. Hơn nữa, các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay đa số sử dụng thang đo SERVQUAL và SERVPERF mà ít có thang đo HEdPERF để đo lường Chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên. Cho nên tác giả chọn mô hình HEdPERF của Firdaus Abdullah (2006) làm mô hình nghiên cứu Chất lượng đào tạo tại Khoa Sư phạm, Đại học Đà Lạt và sự hài lòng của sinh viên tại Khoa.
Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả sử dụng lại các khái niệm đo lường Chất lượng đào tạo của mô hình HEdPERF của Firdaus Abdullah (2006) đó là khía cạnh học thuật, khía cạnh phi học thuật, sự tiếp cận, chương trình giảng dạy, danh tiếng. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu khái niệm sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên được kế thừa từ nghiên cứu của Tessema, Ready & Yu (2012) vì tác giả nhận thấy đây là yếu tố mà sinh viên quan tâm và hiện tại là vấn đề cấp thiết theo chủtrương của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo trong thời gian qua.
25 Mô hình nghiên cứu bao gồm:
Biến độc lập: khía cạnh học thuật, khía cạnh phi học thuật, sự tiếp cận, danh tiếng, chương trình giảng dạy (Abdullah, 2006), sự chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên (Tessema, Ready & Yu, 2012).
Biến phụ thuộc: Sự hài lòng của sinh viên khoa Sư phạm, Đại học Đà Lạt.
Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2.1: Các khái niệm sử dụng trong mô hình
Khái niệm Nguồn
Khía cạnh học thuật
HEdPERF Abdullah, 2006 Khía cạnh phi học thuật
Chương trình giảng dạy Danh tiếng
Sự tiếp cận
26