- 60T Luôn trau dồi, học hỏi: 60T Ki ến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô c ần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mớ
3.4.3. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:
• Bước 1 – Chuẩn bị dữ liệu: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi vào phần mềm SPSS 21;
• Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được;
• Bước 3 – Phân tích độ tin cậy: tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha;
• Bước 4 – Phân tích nhân tố khám phá EFA;
• Bước 5 – Phân tích hồi quy đa biến;
• Bước 6 – Kiểm định mô hình & kiểm định giả thuyết.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao. Sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
Hệ số tin cậy chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến nào cần loại bỏ đi và biến nào cần giữ. Do đó, kết hợp sử dụng hệ sốtương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
42
Các tiêu chí đánh giá
• Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.8 là thang đo lường tốt; 0.7 đến 0.8 là sử dụng được;
• Hệ sốtương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ (< 0.3) được xem là biến rác thì sẽ bị loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu;
• 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 (Hoàng Trọng, 2005; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 353, trang 404).
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố được dùng để tóm tắt dữ liệu và rút gọn tập hợp các yếu tố quan sát thành những yếu tố chính dùng trong các phân tích, kiểm định tiếp theo. Các nhân tốđược rút gọn này sẽcó ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Phân tích nhân tố khám phá được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo.
Phân tích tương quan
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Phân tích tương quan còn giúp cho việc phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập, vì những tương quan như vậy sẽ gây ra hiện tượng đa cộng tuyến, ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi quy (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Phân tích hồi quy bội
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp Enter: các biến đưa vào từng một lượt và xem xét các kết quả thống kê có liên quan.
Kiểm định các giả thuyết
43
• Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua hệ số xác định R bình phương và R bình phương có hiệu chỉnh.
• Kiểm định giả thuyết vềđộ phù hợp của mô hình
• Kiểm định giả thuyết vềý nghĩa của từng hệ số hồi quy
• Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tìm được
• Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn siêu thị: hệ số bê-ta của yếu tố nào càng lớn thì có thể nhận xét yếu tốđó có mức độảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu, kích thước mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Một cách tổng quát, những điểm quan trọng trong chương 3 như sau:
Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Sau khi kết thúc nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã hình thành thang đo chính thức.
Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp định lượng với bảng khảo sát; lấy mẫu phi xác suất, cỡ mẫu 300. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 mức độ. Dữ liệu cho nghiên cứu chính thức được thu thập thông qua bảng khảo sát điện tử và bảng khảo sát tại thực địa.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 21 phân tích. Phân tích dữ liệu gồm các bước như: phân tích EFA, kiểm định độ tin cậy, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm định các giả thuyết thống kê.
44
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả phiếu khảo sát