Nên xây dựng quy định phápluật về tố tụng lao động

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 62)

5. Kết cấu đề tài

3.3.5. Nên xây dựng quy định phápluật về tố tụng lao động

Mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục là mối quan hệ thống nhất, hữu cơ giữa nội dung và hình thức, trong đó nội dung quyết định hình thức phản ánh nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung. Theo logic này mỗi lĩnh vực pháp luật về nội dung sẽ cần đến pháp luật thủ tục tương ứng và nếu pháp luật nội dung thay đổi, làm tính chất đặc điểm của quan hệ pháp luật nội dung cũng sẽ thay đổi của pháp luật thủ tục. Tuy nhiên, pháp luật thủ tục cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại pháp luật nội dung, bởi lẽ nếu không có pháp luật thủ tục thì nhiều quy định pháp luật nội dung cũng khó hoặc không thể áp dụng trên thực tế và nếu pháp luật về thủ tục được quy định không hợp lý thì nó lại chính là rào cản trong việc đưa pháp luật nội dung vào thực tiễn đời sống xã hội một cách hiệu quả.

Trong lĩnh vực quan hệ pháp luật lao động cũng vậy, pháp luật nội dung về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động với tính chất đặc điểm như thế nào sẽ cần đến các quy phạm pháp luật về thủ tục tương ứng để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ lao động giữa các bên chủ thể liên quan, nhất là giải quyết tranh chấp lao động và giải quyết các yêu cầu lao động.78

Pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục có mối quan hệ gắn bó với nhau sự thay đổi pháp luật nội dung sẽ dẫn đến sự thay đổi pháp luật thủ tục. Song, bản thân pháp luật nội dung cũng cần pháp luật thủ tục để giải quyết các vấn đề nội dung và truyền tải nội dung đó đến với thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: Trong quá trình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động người sử dụng lao động hoặc người lao động phát hiện nội dung hợp đồng lao động trái pháp luật và muốn được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình được bảo vệ. Nhu cầu của người lao động đã phát sinh vấn đề trong quan hệ pháp luật nội dung cần được giải quyết và muốn giải quyết được cần đến pháp luật thủ tục (pháp luật thủ tục giải quyết các yêu cầu lao động hoặc pháp luật thủ tục giải quyết khiếu nại về lao động) để xác

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

định nguyên tắc giải quyết, thẩm quyền giải quyết, trình tự thủ tục giải quyết, việc thi hành quyết định đã có hiệu lực của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong quá trình giải quyết yêu cầu lao động…Quy định pháp luật thủ tục trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) không còn hợp lý với thực tế đối với việc giải quyết yêu cầu lao động. Quy định thẩm quyền giải quyết chưa r ràng, thủ tục rờm rà, thiếu cơ chế thi hành kết quả giải quyết yêu cầu lao động. Dẫn đến việc không giải quyết được một cách nhanh chóng, kịp thời, khách quan yêu cầu giữa hai bên, mà còn có thể đẩy mâu thuẫn của họ lên cao hơn, có thể dẫn đến các quy phạm pháp luật khác, bởi quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên bị xâm hại không được bảo vệ, bên vi phạm pháp luật không bị “trừng phạt gây bất ổn cho thị trường lao động, gây rối trật tự xã hội… Nói cách khác là pháp luật thủ tục đã cản trở việc đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Đây chính là một trong những cơ sở lý luận quan trọng cho sự ra đời văn bản quy phạm pháp luật thủ để giải quyết các vụ việc lao động lại được đặt ra, đặc biệt là đối với các yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu cụ thể:

 Thủ tục yêu cầu, thụ lý việc lao động phải thật đơn giản nhằm tạo cơ hội cho các bên có liên quan dễ tiếp cận với tố tụng Tòa án cũng thông qua đó tạo một môi trường tranh tụng dân chủ và lành mạnh.

 Hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động của quá trình giải quyết yêu cầu lao động tại Tòa án đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp cũng như quyền và lợi ích của người lao động.

 Bảo đảm sự tham gia đầy đủ của tổ chức công đoàn và các tổ chức công đoàn và các tổ chức trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

 Cần có quy định về thủ tục thi hành đối với quyết định giải quyết việc lao động và quy định về chế tài để bảo đảm thi hành quyết định.

Hiện nay, chương trình ây dựng dự án luật Tố tụng lao động đang được Quốc hội khóa XIII thảo luận và sẽ được thông qua vào năm 2015. ộ luật Tố tụng lao động được ban hành sẽ giải quyết được những bất cập trong Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể quan hệ lao động tham gia tố tụng ở Tòa án khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Đây cũng sẽ là hành lang pháp lý để các cấp Công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và tham gia giải quyết vụ việc lao động tại tòa án.

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

KẾT LUẬN

Sự ra đời của Bộ luật lao động năm 2012 cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề lao động đặc biệt là quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu đã cho chúng ta thấy được sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề hoàn thiện các chế độ pháp lý về lao động. Các quy định này ngày càng trở thành công cụ pháp lý giúp cho các cơ quan Nhà nước thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp giao kết đồng lao động trái pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quan hệ lao động ngày càng đa dạng và phức tạp theo sự phát triển của xã hội và đất nước.

Việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động là một vấn đề rất quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên để không bị xâm phạm các quyền và lợi ích khi tham gia vào hợp đồng lao động là một việc rất cần thiết. Hợp đồng lao động thể hiện sự thỏa thuận của các bên nên một trong các bên đều có quyền đưa ra những điều kiện thống nhất với bên còn lại. Và quan trọng hơn hết, trước khi trông chờ vào đạo đức trong kinh doanh thì chính bản thân mỗi người lao động cần chủ động tự bảo vệ mình bằng cách xem kỹ hợp đồng trước khi giao kết hợp đồng lao động.

Mặc dù pháp luật về hợp đồng lao động lao động vô hiệu mới được bổ sung trong Bộ luật lao động năm 2012 đã góp phần khá tích cực trong việc thực hiện hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu, còn giúp cho các doanh nghiệp có được hành lang pháp lý ổn định để họ có thể yên tâm giao kết và thực hiện hợp đồng lao động trong khuôn khổ quy định pháp luật. Bên cạnh những thành công trong việc triển khai và thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu. Vẫn còn những hạn chế trong quy định pháp luật lao động nói chung và quy định pháp luật hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu, người viết thấy được những hạn chế trong quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu. Từ đó, người viết có một số kiến nghị để có thể hoàn thiện các quy định pháp luật về lao động để nhằm tạo lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, bình đẵng và tôn trọng lẫn nhau. Góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội vững vàng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

anh mục v n bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013

2. Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006, năm 2007) (hết hiệu lực)

3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

4. ộ luật dân sự năm 2005

5. Bộ luật lao động năm 2012

6. Luật tổ chức chính phủ năm 2001

7. Luật tổ chức tòa án năm 2002

8. Luật thanh tra năm 2010

9. Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990 (hết hiệu lực)

10. Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12ngày 27 tháng 02 năm 2009 về án phí, lệ phí Tòa án

11. Sắc lệnh 29/SL năm 1947 (hết hiệu lực)

12. Nghị định 165-HĐ T ngày 12 tháng 5 năm 1992 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990 (hết hiệu lực)

13. Nghị định 44/2003/NĐ-CP 09 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động (hết hiệu lực)

14. Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

15. Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành

16. Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

17. Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

18. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của bộ luật tố

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

19. Thông tư 04 - LĐT XH/TT ngày 18 tháng 3 năm 1993 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng lao động năm 1990 (hết hiệu lực)

20. Thông tư 04/2013/TT- TTCP ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại tố cáo

21. Thông tư 11/2013/TT- LĐT XH ngày 11 tháng 6 năm 2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc

22. Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH ngày 25 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động

anh mục sách, báo, tạp chí

1. Diệp Thành Nguyên, Luật lao động iệt Nam, tập bài giảng, Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật, 2014

2. Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009

3. Lê Thị Hoài Thu, sở lý luận Tố tụng lao động số 01 (257), Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 2014, tr. 14-15

4. Lưu ình Nhưỡng, Giáo trình luật lao động Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012

5. Nguyễn Công ình, Giáo tr nh luật tố tụng dân sự iệt Nam, N b. Tư pháp, Hà Nội, 2005

6. Nguyễn Thị Minh Nhàn, Bàn về năng lực chủ thể quan hệ lao động hiện nay, Tạp chí kinh tế và phát triển (05), 2014, tr. 46

7. Trần Hoàng Hải, Giáo trình luật lao động, Nxb. Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh, 2013

8. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, N b. Tư pháp, Hà Nội, 2005

anh mục các trang th ng tin điện tử

1. An Quỳnh Thái, Nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động,

http://ldldq11.org.vn/gioi-thieu/s-tay-cong-oan/item/746-n%C3%A2ng-cao- hi%E1%BB%83ubi%E1%BA%BFt-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-cho-

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

ng%C6%B0%E1%BB%9Di-lao-%C4%91%E1%BB%99ng.html [truy cập

ngày 8/10/2014]

2. áo lao động, Xây dựng Dự án Luật Tố tụng lao động: Sẽ hỗ trợ công đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động,

http://congdoan.most.gov.vn/tin-chung/42-tin-chung/3377-xay-dung-du-an- luat-to-tung-lao-dong-se-ho-tro-cong-doan-bao-ve-quyen-loi-ich-hop-phap-cua-

nld.html [truy cập ngày 6/8/2014]

3. Bộ lao động – thương binh và ã hội, Tăng cường nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động – Thư ng binh và Xã hội trong tiến trình hội nhập quốc

tế,http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20404 [truy cập

ngày 9/10/2014]

4. Lê Đình Quảng, tham luận về Bộ luật lao động 2012,

http://laodong.com.vn/cong-doan/toan-van-tham-luan-cua-ong-le-dinh-quang-

ve-bo-luat-lao-dong-2012-147889.bld [truy cập ngày 19/6/2014]

5. Mai Chi, Xem thường pháp luật, http://nld.com.vn/cong-doan/xem-thuong-

phap-luat-20140615210308022.htm [truy cập ngày 10/10/2014]

6. Nguyễn Thị Nhung, Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội, Hợp đồng vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 – một số bất cập và hướng hoàn thiện,http://tttvpl.hou.edu.vn/vi/news/Nghien-cuu-bai-viet/HOP-DONG-VO- HIEU-THEO-QUY-DINH-CUA-BO-LUAT-DAN-SU-NAM-2005-MOT-SO-

BAT-CAP-VA-HUONG-HOAN-THIEN-77/ [truy cập ngày 25/7/2014]

7. Quang Hiển, Lao động nữ tại các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn, thiệt thòi,http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/xu-nghe-ngay-

nay39/lao-dong-nu-tai-cac-khu-cong-nghiep-con-nhieu-kho-khan,-thiet-thoi

[truy cập ngày 11/10/2014]

8. Tin tức: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành,http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Xay-dung-phap-luat/9439/Hoan-

thien-phap-luat-ve-hop-dong-trong-cac-van-ban-phap-luat-chuyen-nganh [truy

cập ngày 19/6/2014]

9. Thanh Hả, Vi phạm các quyền lợi của người lao động,

http://baobariavungtau.com.vn/ban-doc/201405/cong-ty-cp-dich-vu-bao-ve-dai-

long-vung-tau-vi-pham-cac-quyen-loi-cua-nguoi-lao-dong-487010/ [truy cập

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

10. Trọng Nguyễn, Cần hoàn thiện c chế, chính sách về bảo hiểm xã hội,

http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=7808&pri

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)