5. Kết cấu đề tài
3.3.3. Tăng cường và nâng cao năng lực của thanh tra lao động
Với mục đích củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ thanh tra ngành lao động - thương binh và ã hội, góp phần thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Thủ tướng chính phủ phê duyệt quyết định 2155/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội đến năm 2020 đề án đặt mục tiêu đến hết năm 2020 phải kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, năng lực đội ngũ thanh tra viên, công chức của các cơ quan thanh tra ngành lao động – thương binh ã hội, đồng thời
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
thống nhất quy trình, nội dung thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Từ nay đến năm 2015 toàn ngành cần từ 750 - 800 thanh tra viên, trong đó 100% có trình độ Đại học, 10% Thạc sĩ và 0,5% Tiến sĩ. Từ năm 2016 đến năm 2020 toàn ngành cần từ 1.200 - 1.250 thanh tra viên, trong đó 100% có trình độ Đại học, 15% Thạc sĩ và 1,0% Tiến sĩ…77
Cần tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác thanh tra lao động một cách bài bản, chuyên nghiệp không chỉ cho các thanh tra lao động, mà cần đào tạo cho cả đội ngũ là nguồn bổ nhiệm thanh tra viên lao động. Tiếp đó là vấn đề bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên những kiến thức nghề nghiệp tiên tiến, hiện đại, những kỹ năng cần thiết cho một thanh tra viên lao động. Giáo dục nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp cũng là việc làm quan trọng để có được đội ngủ thanh tra viên lao động với chất lượng tốt. Bên cạnh đó, bản thân từng thanh tra viên lao động cần không ngừng tự trao dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trước hết vì chính hình ảnh của cá nhân mình trong nghề nghiệp, góp phần hình thành đội ngũ thanh tra viên lao động thực sự chất lượng.