5. Kết cấu đề tài
3.1.1. Tình hình hợp đồng lao động vô hiệu
Trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và cơ chế thị trường tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, công đoàn còn nhiều khiếm khuyết. Hoạt động thanh tra, xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Nên tình trạng vi phạm pháp luật lao động vẫn còn diễn ra nhiều chưa được xử lý kịp thời và nghiêm minh. Đặc biệt, vi phạm pháp luật về nội dung hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn còn diễn ra khá phổ biến ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
Hiện nay trên cả nước, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 16 triệu người, nhưng mới có gần 11 triệu lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn khoảng 5 triệu lao động chưa được tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tương ứng với số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế khoảng 56.000 tỷ đồng/năm. Đây là thất thoát lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động. Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ông Đỗ Văn Sinh cho biết, có trên 300.000 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng mới chỉ có gần 150.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia với cơ quan ảo hiểm xã hội, như vậy có đến 50% số doanh nghiệp trốn đóng ảo hiểm xã hội.69
Trên thực tế, tình trạng nợ đọng, trốn đóng ảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đã gây khó khăn rất lớn cho cơ quan ảo hiểm xã hội nhiều năm nay. Với số tiền nợ Bảo hiểm xã hội, các chủ sử dụng lao động gần như bỏ rơi người lao động, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động, không hợp tác với cơ quan ảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Các hành vi này đã gây ảnh hưởng lớn đến trật tự, an toàn xã hội mà trực tiếp vi phạm tới các lợi ích cơ bản của người lao động.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng lao động với nội dung vi phạm pháp luật điển hình ở một số doanh nghiệp như:Công ty TNHH
69
Trọng Nguyễn, Cần hoàn thiện c chế, chính sách về bảo hiểm xã hội,
http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=7808&print=true [truy cập ngày 12/10/2014]
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
Ngọc Minh Tâm ( ã à Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM) gần 1 tuần nay 20 công nhân làm việc ở công ty vẫn chưa được nhận lương và bị cấm không cho vào làm việc. Nguyên nhân bắt đầu từ việc công nhân và giám đốc không thống nhất được cách tính tiền lương sản phẩm của tháng 5/2014. Theo phản ánh của công nhân trước đây, bình quân mỗi tháng cả chuyền may được khoảng 30.000 sản phẩm. Đầu tháng 5/2014, giám đốc yêu cầu phải đẩy sản lượng cao lên để công ty kịp xuất hàng và tăng thu nhập cho công nhân. Tổng kết cuối tháng, cả chuyền may được 48.000 sản phẩm, đạt yêu cầu công ty đề ra. Nếu nhân với đơn giá, lương của mỗi công nhân sẽ đạt từ 4-6 triệu đồng/người/tháng. Thế nhưng, khi chốt số lượng để tính lương vào ngày 31/5/2014, công ty thông báo chỉ chốt 23.719 sản phẩm, công nhân thắc mắc thì giám đốc trả lời chỉ tính trên số hàng bộ phận kiểm tra sản phẩm đã kiểm. “Mỗi ngày, chúng tôi may trên 2.000 sản phẩm nhưng bộ phận kiểm tra sản phẩm chỉ kiểm được khoảng 1.000 sản phẩm. Việc công ty lại dựa vào đó để ép lương công nhân là không hợp lý. Khúc mắc chưa được giải quyết thì bất ngờ ngày 7/6/2014, giám đốc lệnh cho bảo vệ cấm không cho công nhân vào làm việc. Nếu ai muốn vào làm việc thì phải thỏa thuận riêng với giám đốc và ký vào bản cam kết đồng ý cách trả lương của giám đốc và nhiều điều khoản trái pháp luật như: thời gian làm việc bình quân 260 giờ/tháng, nghỉ không phép bị phạt tiền từ 50.000- 300.000 đồng/ ngày, nghỉ từ 3 ngày trở lên sẽ bị sa thải… Ai không đồng ý thì tiếp tục bị cấm không cho làm việc và giam lương.
Ngoài ra, công nhân thường xuyên bị ép tăng ca vượt số giờ quy định. Cụ thể trong tháng 5/2014, có công nhân tăng ca đến 84,5 giờ/tháng nhưng chỉ được trả 7.000 đồng/giờ nếu làm đến 21 giờ, từ 21 giờ trở đi không được tính tiền tăng ca...70
Tiếp theo là vụ việc ở Công ty Minh Trí (khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An), các công nhân nữ phải làm việc liên tục 8 đến 10 tiếng trong tư thế đứng, với yêu cầu tập trung cao độ mức lương nhận được là 80 nghìn đồng/ngày (khoảng 2,1 triệu đồng/tháng). Thậm chí, công ty còn trì hoãn việc nâng lương theo quy định mức tối thiểu vùng theo qui định của Chính phủ, quy định chế độ nâng lương bất lợi cho người lao động. Nhiều lao động phàn nàn đã làm việc nhiều năm trong công ty nhưng mức lương không hề thay đổi.71
Tương tự với vụ việc trên xảy ra ở Công ty cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Đại Long Vũng Tàu nhân viên làm việc trong công ty này được 3 năm cho biết, suốt 3 năm qua thời gian làm việc của anh đến 12 tiếng/ngày. Thế nhưng, ngoài mức lương hơn 3 triệu
70Mai Chi, Xem thường pháp luật, http://nld.com.vn/cong-doan/xem-thuong-phap-luat20140615210308022.htm
[truy cập ngày 10/10/2014]
71
Quang Hiển, Lao động nữ tại các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn, thiệt
thòi,http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/xu-nghe-ngay-nay39/lao-dong-nu-tai-cac-khu-cong- nghiep-con-nhieu-kho-khan,-thiet-thoi [truy cập ngày 11/10/2014]
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
đồng/tháng, anh không còn được hưởng chế độ gì. Trong khi đó, công ty có doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm. “Ngày nghỉ, lễ, tết người lao động chúng tôi cũng không được hưởng bất cứ nguồn thu nhập thêm nào.72
Tình trạng các doanh nghiệp vi phạm điều khoản hợp đồng lao động về thời giờ làm việc, tiền lương của người lao động là phổ biến. Do sự khác biệt về địa vị kinh tế giữa các bên trong quan hệ lao động nên sự chủ động thiết lập quan hệ lao động tất yếu sẽ thuộc về người sử dụng lao động.Vì khi người lao động tham gia quan hệ hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tự trong suy nghĩ đã ác định mình yếu thế hơn và ý chí của họ thường bị chi phối bởi rất nhiều nguyên nhân: nhu cầu việc làm, sự cạnh tranh về việc làm và đặc biệt bởi ý chí của người sử dụng lao động. Tất cả những điều này có thể khiến họ buộc phải đi đến ký kết những hợp đồng lao động không thực sự phù hợp, thậm chí chấp nhận cả những điều khoản trái với quy định pháp luật. Thêm vào đó, người lao động không phải lúc nào cũng nắm vững các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động một cách bình đẳng.
Qua các kết quả điều tra, nghiên cứu cũng như phản ánh của dư luận, trên các phiên tiện thông tin đại chúng ta có thể thấy rõ được quan hệ lao động ngày càng tiêu cực và đáng lo ngại. Nội dung hợp đồng lao động giữa người lao động và sử dụng lao động có nhiều điều khoản nội dung hợp đồng vi phạm pháp luật như: nội dung hợp đồng không đảm bảo quyền lợi của người lao động (bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc…), thời giờ làm việc, tiền lương thấp… còn khá phổ biến.