5. Kết cấu đề tài
3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu, cụ thể là do lỗi của các chủ thể tham gia quan hệ lao động đặc biệt đối với người sử dụng lao động.
Về phía người sử dụng lao động
Xuất phát từ nhu cầu lợi nhuận cao, người sử dụng lao động dù hiểu biết phápluật vẫn tìm mọi cách vi phạm hoặc né tránh, để giảm chi phí hoạt động không ít người sử dụng lao động tìm cách lẫn tránh thực hiện các chế độ đối với người lao động, thậm chí còn vi phạm các quy định của pháp luật lao động. Tận dụng mọi lợi thế để thiết lập và duy trì quan hệ thiếu bình đẳng, tìm cách đáp ứng quyền lợi cho người lao động ở mức thấp nhất nhưng tận dụng tối đa sức lao động của họ. Chính từ sự coi thường vốn hiểu biết của người lao động mà hành vi này làm cho lợi ích của người lao động bị xâm hại và khi có tranh chấp xảy ra người chịu thiệt thòi nhiều nhất đương nhiên là người lao động.
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
Việc chấp hành pháp luật lao động của người sử dụng lao động hiện nay chưa được nghiêm túc và không tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Cụ thể người sử dụng lao động chưa quan tâm đến quyền lợi của người lao động và chưa chú trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật lao động hoặc có nhưng chưa đầy đủ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật hoặc giải quyết không hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp đồng lao động. Các chính sách và chế độ quyền lợi của người lao động thường do người sử dụng lao động tự áp đặt, khi có mâu thuẫn hoặc kiến nghị từ phía người lao động thì người sử dụng lao động lại không giải quyết kịp thời, thấu tình đạt lý nên khiến người lao động thiếu gắn bó với người sử dụng lao động.
Về phía người lao động
Một bộ phận chưa chưa nắm r các quy định pháp luật về lao động, bộ phận khác hiểu biết nhưng có nhu cầu bức bách về việc làm hay không ít người không tôn trọng pháp luật, suy nghĩ đơn giản, không muốn rườm rà, bó buộc dẫn tới việc hoặc bị vi phạm quyền lợi mà không biết hoặc đành chấp nhận sự thiếu công bằng, bình đẳng, hoặc tự mình hay cùng với người sử dụng lao động chủ động vi phạm pháp luật. Khảo sát của Viện Chủ nghĩa ã hội khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội năm 2012 cho thấy bản thân người lao động còn thiếu tri thức về pháp luật và chưa có ý thức sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khoảng 22% người lao động được khảo sát khẳng định họ chưa được phổ biến về những luật cơ bản liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Chỉ có 2,34% số người lao động biết dùng tri thức pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi xảy ra tranh chấp với người sử dụng lao động.73