5. Kết cấu đề tài
3.3.1. Tuyên truyền và phổ biến các quy định phápluật về hợp đồng lao động cho
người lao động và người sử dụng lao động
Cho đến nay, việc ý thức và chấp hành pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động và các chủ thể có liên quan ở nước ta vẫn còn bị đánh giá là thấp. Hiện tượng người sử dụng lao động, người lao động vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, xâm phạm trật tự chung của xã hội vẫn còn phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, mà một trong những nguyên nhân lớn do các chủ thể nói trên không biết hoặc không biết rõ về các quy định pháp luật của Bộ luật lao động và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. Một phần lỗi thuộc về công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng ở nước ta chưa được tốt. Vì muốn công tác tuyên truyền pháp luật lao động đạt hiệu quả, cần có đội ngũ tuyên truyền viên có kiến thức, có trách nhiệm đối với công tác tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền thường bao gồm: các quy định pháp luật lao động nói chung (việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động…), các quy định pháp luật lao động về thanh tra lao động và tranh chấp lao động. Tùy vào nội dung cần tuyên truyền mà ác định đối tượng tuyên truyền, hình thức và thời điểm tuyên truyền cho phù hợp.
Công đoàn và các cơ quan quản lý lao động nên nỗ lực đổi mới cách làm, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả, các cơ quan chức năng luôn cố gắng đổi mới nội dung, cách làm, đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền bằng các biện pháp như:
Phát triển số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Thành lập mạng lưới các trung tâm tư vấn, văn phòng tư vấn pháp luật
Xây dựng nhiều tổ tư vấn lưu động, tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ hoặc không định kỳ cho người lao động (mô hình “ngày pháp luật”, “tháng công nhân”…)
Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật, in ấn và phát tờ rơi, phát hành đĩa CD, ây dựng tủ sách pháp luật, sân khấu hóa (sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm). Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí…
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
Mục đích của việc tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người lao động là nhằm từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật. Giúp người lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật. Bởi có hiểu biết pháp luật thì người lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế được hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với người lao động. Liên tục trong nhiều năm qua, đặc biệt là sau khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp”(Đề án 31) ra đời, giai đoạn 1 (từ năm 2009 đến năm 2012) và giai đoạn 2 (từ năm 2013 đến năm 2016) công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân đã được các cơ quan chức năng từ Trung ương tới cơ sở đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Bên cạnh sự nổ lực của công đoàn và các tổ chức quản lý lao động, người lao động và người sử dụng lao động cần năng cao ý thức tự giác trong việc thực hiện cam kết hợp động lao động, thỏa ước lao động tập thể. Tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỹ luật sản xuất và nội quy doanh nghiệp. Nêu cao trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Cam kết làm ra sản phẩm có chất lượng tốt. Tôn trọng quyền hạn và giữ mối quan hệ thân thiện với người sử dụng lao động, người quản lý, tạo điều kiện tốt nhất xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp. Chỉ có sự phối hợp đồng đều giữa cơ quan Nhà nước quản lý lao động với các chủ thể trong quan hệ lao động như vậy, mới có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động.