Điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động vô hiệu với hợp đồng dân sự vô hiệu

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

2.4.2. Điểm khác nhau giữa hợp đồng lao động vô hiệu với hợp đồng dân sự vô hiệu

2.4.2.1. Đối tượng của hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự vô hiệu

Đối tượng hợp đồng lao động vô hiệu

Đối tượng của hợp đồng lao động khác hơn so với các loại hợp đồng khác là công việc nhất định hay còn gọi là việc làm: các hoạt động tạo ra đem lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật cấm59 và là công việc có ác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, không ác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Đối tượng của hợp đồng lao động vô hiệu là công việc nhất định nhưng không thể thực hiện do bị pháp luật cấm, do người giao kết công việc không có năng lực dân sự, công việc mà các bên giao kết ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong các bên khi tham gia quan hệ lao động.

Đối tượng hợp đồng dân sự vô hiệu

Để làm r hơn về đối tượng của hợp đồng dân vô hiệu, khi nói đến hợp đồng dân sự là thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các loại hợp đồng thông dụng. Bởi vậy, đối tượng của hợp đồng dân sự thì nó gồm nhiều đối tượng và tùy vào từng loại hợp đồng mà có đối tượng khác nhau nên để cụ thể hơn về đối tượng của hợp đồng cần so sánh người viết sẽ so sánh đối tượng hợp đồng lao động vô hiệu với đối tượng hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu. Đối tượng hợp đồng mua bán tài sản bao gồm:60

 Tài sản được phép giao dịch

 Trong trường hợp tài sản là vật thì vật được ác định rõ

 Trong trường hợp tài sản là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đố thuộc quyền sở hữu của bên bán.

Hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan có thể là vì bão, lũ lụt nên không thể giao tài sản đúng như hợp đồng đã ký kết, tài sản bị đánh cấp, tài sản bị thiêu hủy (sự cố),… Nhưng không phải trường hợp nào đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan đều bị vô hiệu. Nếu trường hợp khi giao kết một bên phải biết hoặc phải biết về việc hợp đồng đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết thì phải bồi thường

59 Khoản 1 Điều 9 Bộ luật lao động năm 2012

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp cả hai bên đều biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.61

Về đối tượng của hợp đồng lao động vô hiệu do công việc không thể thực hiện được và hợp đồng dân sự vô hiệu cụ thể ở đây là người viết phân tích về đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu do tài sản không thể thực hiện được. Chúng có đối tượng khác nhau hoàn toàn và cũng chính vì đối tượng của hợp đồng lao động tạo nên đặc thù riêng để phân biệt được hợp đồng lao động với các loại hợp đồng khác.

2.4.2.2. Th m quyền tuyên bố hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự vô hiệu

Th m quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Đối với hợp đồng lao động vô hiệu thì có hai chủ có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là Tòa án và thanh tra lao động. Việc quy định hai chủ thể có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ lao động và có thể kịp thời phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.Thanh tra lao động có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu cũng là điểm mới của Bộ luật lao động năm 2012 bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi chưa ảy ra tranh chấp và có thể chia sẽ gánh nặng cho Tòa án trong việc xét xử cũng như giảm bớt được trình tự, thủ tục trong tố tụng giải quyết nhanh vấn đề không mất nhiều thời gian của các bên.

Việc quy định cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp đều có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu tại sao lại quy định như vậy có tạo ra sự chồng lấn về thẩm quyền không? Câu trả lời là không vì trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, thanh tra sở lao động - thương binh và ã hội mới có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Khi các bên nộp đơn yêu cầu hoặc có tranh chấp thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Th m quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu

Hầu hết, đối với các loại hợp đồng dân sự thì Tòa án là cơ duy nhất có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu chỉ trừ có hợp đồng lao động. Tòa án là cơ quan ét xử, thực hiện quyền tư pháp, ử lý các vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp pháp lý. Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm hoặc bị tranh chấp. Xuất phát từ vai trò, vị trí và chức năng của Tòa án với tư cách là người xét xử vô tư và khách quan nhất, người bảo vệ chuẩn mực pháp luật nên pháp luật quy định khi các bên có yêu cầu hoặc xảy ra tranh chấp về hợp đồng thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền xem xét đến sự phù hợp pháp luật của một quan hệ hợp đồng được các bên ký kết.

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Đối với các loại hợp đồng dân sự thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Chỉ riêng hợp đồng lao động ngoài Tòa án ra, thanh tra lao động cũng có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Xuất phát từ thực tế, đối với các hợp đồng lao động cơ quan có trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, giám sát tính hợp pháp lại là thanh tra Sở lao động - thương binh và ã hội thì việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dẫn đến hợp đồng lao động vô hiệu sẽ dễ dàng hơn so với Tòa án kịp thời xử lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Nếu như, để đến các bên tham gia quan hệ lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết để được pháp luật công nhận và bảo vệ có thể bị “muộn” ảnh hưởng đến lợi ích của cả người lao động và người sử dụng lao động khi trong quá trình tòa án giải quyết theo đúng trình tự thủ tục tố tụng.

2.4.2.3. Thời hiệu để yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự vô hiệu

Thời hiệu để yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Căn cứ vào trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động. Nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 50 của Bộ luật lao động hiện hành, Thanh tra lao động lập biên bản về trường hợp vi phạm và đề nghị người sử dụng lao động, người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm các bên phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.

 Nếu trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm mà hai bên chưa sửa đổi, bổ sung thì thanh tra lao động sẽ gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Như vậy, thời hiệu để thanh tra lao động xem xét và tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 11 ngày, kể từ ngày các bên nhận được biên bản về trường hợp vi phạm về hợp đồng lao động.

Đối với trường hợp một trong các các bên tham gia quan hệ lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. ộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2006, năm 2007) và ộ luật lao động năm 2012 chưa có quy định thời hiệu đối với các yêu cầu về lao động chỉ quy định thời hiệu giải quyết

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

các tranh chấp lao động. Vì vậy, thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ tuân thủ theo quy định chung của ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.62 Như vậy, thì thời hiệu để Tòa án giải quyết và tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 1 năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu về hợp đồng lao động. Nếu thời hạn này kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

ộ luật lao động hiện hành quy định Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu nhưng lại không quy định thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu đây là một trong những điểm chưa hoàn thiện của ộ luật lao động hiện hành. Nếu quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu tuân thủ theo ộ luật tố tụng dân sự như vậy là chưa phù hợp. Việc ấn định một thời điểm ác định thời hiệu là 1 năm đối với các yêu cầu mà luật chuyên nghành không quy định. Như vậy, không linh hoạt chưa phù hợp với các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ lao động nói riêng. Mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật có tính đặc thù và trong quan hệ pháp luật về lao động cũng vậy. Quy định như vậy, có thể tạo ra tình trạng không công bằng trong công nhận, bảo vệ quyền lao động của chủ thể hoặc áp dụng pháp luật không thống nhất. Thiết nghĩ, ộ luật lao động hiện hành nên bổ sung thêm quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về lao động cho các bên khi bị xâm phạm.

Thời hiệu để yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu

Đối với các hợp đồng dân sự thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu. Thời hiệu để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu:63

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là 2 năm, kể từ ngày hợp đồng dân sự được xác lập đối với các trường hợp sau:64

 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn  Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

62 Khoản 4 Điều 159 ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

63 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu không bị hạn chế (không giới hạn về thời gian) đối với các trường hợp sau:65

 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Đối với hợp đồng lao động tùy thuộc vào thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu mà có cách ác định thời hiệu khác nhau khi nội dung của hợp đồng vi phạm thuộc các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu được quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động hiện hành. Còn đối với hợp đồng dân sự thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm của hợp đồng dân sự mà có cách ác định thời hiệu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu khác nhau. Việc quy định thời hiệu tuyên bố hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự vô hiệu có nhiều điểm khác nhau nhưng suy cho cùng thì việc quy định thời hiệu ở cả 2 hợp đồng đều có chung một mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng khi có hành vi phạm về hợp đồng xảy ra.

2.4.2.4. Xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự vô hiệu

Xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động bị vô hiệu thì các bên không thể hoàn trả cho nhau những gì đã nhận mà phải thanh toán cho nhau những gì mà các bên đã thực hiện. Điều này cũng uất phát từ đối tượng của hợp đồng lao động là công việc nhất định chứ không phải là tài sản.Việc thanh toán giữa các bên tuân theo hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận nếu như nội dung đó không bị vô hiệu, không trái với thỏa ước tập thể và pháp luật về lao động. Các khoản mà các bên phải thanh toán cho nhau như: về tiền lương, các khoản tiền về bảo hiểm, trợ cấp, bên nào có lỗi thì phải bồi thường,… đây là điểm đặc biệt mà ở các hợp đồng khác không có.

Xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng dân sự vô hiệu66

Hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận với nội dung bao hàm cả việc hoàn trả tình trạng của vật, đối tượng của hợp đồng. Khôi phục lại tình trạng ban đầu trong khoa học pháp lí là việc bên chủ thể giao kết hợp đồng trước khi chuyển giao những gì đã nhận thì phải tìm cách trả lại nguyên trạng ban đầu cho đối tượng được chuyển giao. Theo một cách khác, có thể cho rằng khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là các bên hoàn trả lại các quyền và lợi ích ban đầu trước khi các bên giao kết thực hiện hợp đồng. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu đảm bảo được giá trị của đối tượng cho chủ thể sở hữu đối tượng trước khi chuyển giao, đảm bảo lợi ích

65 Điều 128, Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2005

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

hợp pháp cho chủ sở hữu. Ngoài ra, đây còn là căn cứ ác định giá trị bồi hoàn tương ứng khi không khôi phục, hoàn trả lại được trạng thái ban đầu.

Hợp đồng dân sự vô hiệu, nếu các bên không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Do vậy,

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)