Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.1.Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất,nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ mở cửa phát triển nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có rất nhiều biến động, ảnh hưởng đến hoạt động của người sử dụng lao động. Khi người sử dụng lao động lâm vào tình trạng khó khăn do biến động kinh tế thị trường trong nước, do khủng hoảng khu vực, toàn cầu thì khó có thể đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động có thể vi phạm trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động như: giao kết công việc bị pháp luật cấm, trả lương thấp, cắt giảm phụ cấp, nợ bảo hiểm xã hội….

Thứ hai, do tác động của quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thi trường, khi thực trạng Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào. Như vậy, cung lớn hơn cầu

72

Thanh Hả, Vi phạm các quyền lợi của người lao động, http://baobariavungtau.com.vn/ban-doc/201405/cong- ty-cp-dich-vu-bao-ve-dai-long-vung-tau-vi-pham-cac-quyen-loi-cua-nguoi-lao-dong-487010/[truy cập ngày 8/10/2014]

Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam

đương nhiên người lao động sẽ rơi vào thế bất lợi, phải chấp nhận thiệt thòi, vi phạm để có việc làm. Ngược lại, người sử dụng lao động có lợi thế hơn hẳn nên dễ dàng vi phạm pháp luật, vi phạm thỏa thuận. Quan hệ bình đẳng thỏa thuận, thương lượng tự do còn quá mờ nhạt.

Thứ ba, quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu còn chưa hợp lý và chưa phù hợp với thực tế. Thêm nữa, dù các văn bản pháp luật liên quan về lao động đang ngày càng hoàn thiện, nhưng việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, ý thức pháp luật lao động, hướng dẫn áp dụng pháp luật cho các chủ thể còn thiếu và yếu khiến nhiều trường hợp vi phạm và chấp nhận vi phạm bởi không hiểu biết, không biết cách áp dụng, hay không tôn trọng pháp luật.

Thứ tư các cơ quan chức năng, tổ chức, đoàn thể liên quan (cơ quan quản lý Nhà nước về lao động các cấp, công đoàn các cấp) chưa làm tốt nhiệm vụ của mình trong kiểm tra, giám sát, tham mưu, tham gia bảo vệ quyền lợi các bên trong quan hệ hợp đồng lao động. Cán bộ công đoàn cơ sở chưa có điều kiện thể hiện và chưa nổ lực thể hiện tính đại diện cho người lao động trong quan hệ lao động do phần lớn chỉ thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm và “miếng cơm, manh áo” của họ phụ thuộc vào người sử dụng lao động, mà các biện pháp bảo vệ cán bộ công đoàn lại thấp nên trong quan hệ lao động, cán bộ công đoàn cơ sở sẽ khó thẳng thắn đối thoại và thực hiện tròn vai trò tổ chức đại diện của người lao động. Lực lượng thanh tra lao động còn hạn chế về số lượng và chất lượng nên khó kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi phạm pháp luật lao động.

Một phần của tài liệu hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật việt nam (Trang 52)