5. Kết cấu đề tài
2.2.2.1. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệucủa thanh tra lao động
Trong quá trình thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thuộc một trong các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu được quy định tại Điều 50 của Bộ luật lao động, thì thanh tra lao động lập biên bản, yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp đồng mới trong thời hạn nhất định nếu hết thời hạn mà các bên chưa thực hiện thanh tra lao động xem xét quyết định
27
Khoản 4 Điều 166 Bộ luật Lao động năm 1994(sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006, năm 2007)
28Điều 8 Nghị định 44/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều củaBộ luật Lao động về hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
tuyên bố hợp động lao động vô hiệu. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động gồm có 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1, Lập biên bản về trường hợp hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật29
Trong quá trình thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, nếu phát hiện nội dung hợp đồng lao động vi phạm thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập biên bản về trường hợp hợp đồng lao động có nội dung vi phạm pháp luật theo mẫu.30Đối với trường hợp nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành lập một biên bản kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vi phạm Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động và người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm.31
Bước 2, Kiểm tra việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động có nội dung vi phạm32 Sau khi hết hạn 5 năm ngày làm việc thì người sử dụng lao động và người lao độngphải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm,Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đã lập biên bản về trường hợp hợp đồng lao động vi phạm có trách nhiệm kiểm tra tình hình sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động vi phạm.
Bước 3, Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu33
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động vi phạm mà hai bên chưa sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên lao động độc lập hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành gửi biên bản kèm theo bản sao hợp đồng lao động vi phạm cho Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.34
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản về trường hợp vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, ban hành
29Điều 11 Thông tư 30/2013/TT-BLĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
30Phụ lục số 04 Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
31 Khoản 2 Điều 9 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
32 Điều 11 Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
33Điều 12 Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
34Khoản 3 Điều 9 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần theo mẫu quy định35hoặc quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ theo mẫu quy định36. Đối với trường hợp nhiều hợp đồng lao động có cùng nội dung vi phạm thì Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành một quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ kèm theo danh sách các hợp đồng lao động vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ.
Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người sử dụng lao động, người lao động hoặc từng người lao động đối với hợp đồng lao động giao kết với nhóm người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của Tòa án nhân dân
Sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các quan hệ ã hội đặc biệt là đối với quan hệ lao động dẫn đến sự đa dạng các phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại Tòa án, thì ngoài việc có quyền khởi kiện vụ án lao động, các bên tham gia quan hệ lao động còn có quyền yêu cầu Tòa án công nhận cho quyền về lao động. Công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ lao động. Thủ tục giải quyết các yêu cầu đó của các chủ thể tại Tòa án được gọi là thủ tục giải quyết việc lao động.Hiện nay, chưa có quy định pháp luật riêng về trình tự và thủ tục trong tố tụng lao động. Theo nguyên tắc “nếu luật chuyên nghành không quy định thì áp dụng luật chung” vì vậy, chúng ta sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) khi một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc lao động. Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của Tòa án gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1 u cầu giải quyết việc lao động
Việc dân sự về lao động phát sinh do cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng việc nộp đơn trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc gửi đơn qua đường bưu điện. Nội dung đơn yêu cầu giải quyết việc về lao động phải tuân thủ theo quy định về tố tụng. Để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
35Phụ lục số 05 Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
36
Phụ lục số 06Thông tư 30/2013/TT- LĐT XH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
pháp, người yêu cầu giải việc dân sự về lao động phải gửi kèm theo đơn yêu cầu các chứng cứ, tài liệu cần thiết.37
Các yêu cầu lao động được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.38 Toà lao động có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về lao động quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.39 Như vậy, người yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa chuyên trách lao động sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu lao động này.
Giai đoạn 2 Thụ l đ n y u cầu giải quyết việc lao động
Tuy ộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể thủ tục thụ lý việc lao động nhưng để đảm bảo cho việc giải quyết việc lao động được thực hiện đúng sau khi nhận đơn yêu cầu Tòa án sẽ kiểm tra cả về nội dung và hình thức. Tòa án phải kiểm tra các điều kiện về nội dung yêu cầu như:
Quyền yêu cầu của người có yêu cầu
Năng lực hành vi tố tụng dân sự của người có yêu cầu Thời hiệu yêu cầu
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu
êu cầu đó đã được Tòa án em ét, giải quyết hay chưa
Đối với yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thì khi người lao động hoặc người sử dụng lao động có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, Tòa án sẽ căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 51 ( ộ luật lao động năm 2012) Thanh tra lao động, Toà án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và khoản 3 của Điều 32 các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định ( ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011) để thụ lý và giải quyết.
Trong trường hợp nội dung đơn yêu cầu vi phạm các điều kiện trên Tòa án sẽ ra quyết định trả đơn yêu cầu Tòa án theo quy định.40 Nếu các đương sự không đồng ý với quyết định trả lại đơn yêu cầu thì đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án tòa án.
Đối với trường hợp nội dung đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác, thì Tòa án sẽ chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.41 Cùng với việc kiểm tra các điều kiện nội dung yêu cầu, đồng thời Tòa án phải kiểm tra hình thức đơn yêu cầu. Nếu hình thức đơn yêu cầu chưa r ràng, đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu
37 Điều 312 ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
38 Điểm b khoản 1 Điều 34 ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
39 Điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTPhướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi,bổ sung một số điều của bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
40 Điều 168 ộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
sửa đổi, bổ sung. Trường hợp đơn yêu cầu đã thỏa các điều kiện về nội dung và hình thức thì Tòa án sẽ ác định tiền tạm ứng lệ phí và thông báo cho người có yêu cầu phải nộp tiền lệ phí cho cơ quan thi hành án cùng cấp, trừ trường hợp được miễn lệ phí hoặc miễn tiền tạm ứng lệ phí. Khi người yêu cầu uất trình biên lai nộp tạm ứng lệ phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặc miễn tiền lệ phí thì Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu. Hiện nay, mức lệ phí giải quyết việc dân sự sơ thẩm 200.000 đồng và mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự 200.000 đồng. Khi người yêu cầu uất trình biên lai nộp tạm ứng lệ phí, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng lệ phí hoặc miễn tiền lệ phí thì Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu.42
Thành phần giải quyết việc dân sự được pháp luật quy định cụ thể do một hoặc ba Thẩm phán tiến hành. Đối với yêu cầu về lao động, đương sự yêu cầu Tòa án công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của họ việc giải quyết thường đơn giản, ít phức tạp hơn giải quyết vụ án lao động. Các tình tiết, sự kiện của sự việc đã được ác định thông qua lời thừa nhận, của các bên không phản đối chứng cứ, yêu cầu của nhau. Vấn đề chỉ còn ở chỗ áp dụng quy định pháp luật để công nhận hoặc không công nhận các yêu cầu của các bên đưa ra.
Vì vậy, quy định giải quyết việc lao động do môt tập thể gồm ba thẩm phán giải quyết.43 ởi vì, khác với các loại việc dân sự khác, tính chất của loại việc này phức tạp hơn. Việc quy định này nhằm bảo đảm giải quyết việc về lao động được nhanh chóng, cũng như việc em ét được khách quan và công bằng. Và cũng để tránh sự khiếu nại từ phía các đương sự.
Giai đoạn 3 hu n bị giải quyết việc lao động
Sau khi ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu Chánh án Tòa phải phân công thẩm phán hoặc hội đồng phụ trách giải quyết đơn yêu cầu. Thẩm phán phụ trách giải quyết đơn yêu cầu hoặc một thẩm phán trong hội đồng sẽ tiến hành công việc như: thông báo thụ lý vụ việc, nghiên cứu đơn yêu cầu và các chứng cứ tài liệu do các đương sự gửi kèm theo. êu cầu các đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ và thực hiện một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ điều kiện đưa việc lao động giải quyết thì Tòa án quyết định đưa việc lao động ra phiên họp giải quyết. Quyết định mở phiên hợp giải quyết việc lao động gửi đến ngay cho người yêu cầu, người liên quan. Quyết định và hồ sơ này cũng được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia
42
Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án được ban hành kèm theoPháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ phí Tòa án
Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam
phiên họp. Thời hạn tối đa để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ và hết thời hạn này, thì Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Toà án. Đây là khoản thời gian Viện kiểm sát nghiên cứu nắm bắt được nội dung yêu cầu của đương sự và trình bày quan điểm của mình về việc giải quyết yêu cầu tại phiên họp.
Theo quy định tại Điều 313 ộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, thì việc giải quyết việc lao động được tiến hành công khai minh theo nguyên tắc trực tiếp, liên tục và bằng lời nói. Tất cả những người liên quan đến việc giải quyết việc lao động phải được triệu tập tham gia phiên họp. Trong trường hợp có người tham gia phiên họp đã được triệu tập vắng mặt, Tòa án sẽ quyết định hoãn phiên họp nếu:
Vắng mặt Kiểm sát viên cùng cấp
Người có yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng
Vắng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch nếu sự tham gia tố tụng của họ là cần thiết
Ngoài ra, Tòa án quyết định hoãn phiên họp trong trường hợp Thẩm phán, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay.
Đối với các trường hợp người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt khi triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì tùy từng trường họp Tòa án sẽ quyết định hoãn phiên họp. Nếu người liên quan vắng mặt nhưng đã có lời khai tại Tòa án, các chứng cứ tài liệu trong hồ sơ tương đối đầy đủ phiên họp có thể tiến hành. Đối với trường hợp người có yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất không có lý do chính đáng thì ộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể..“Trong trường họp này thì Tòa án vẫn phải