Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí

Một phần của tài liệu Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)

Như chúng ta đã biết, ngày nay thông tin đã trở thành một sức mạnh to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả của hoạt động thông tin, là cầu nối giữa người dùng tin và thông tin giúp người dùng tin tiếp cận được thông tin của nhân loại một cách nhanh chóng và kịp thời hơn.

Trong những năm qua, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành biên soạn hệ thống các thư mục địa chí. Đây là ấn phẩm thông tin truyền thống của Thư viện trong đó tập hợp các tài liệu viết về địa phương. Thư viện cũng cần có những đổi mới trong công tác biên soạn thư mục như: thư mục tài liệu địa chí mới, thư mục địa chí chuyên ngành, chuyên đề, thư mục nhân vật địa phương.

Nội dung thông tin của thư mục cũng hết sức đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng người dùng tin. Có kế hoạch phối hợp để giới thiệu các vấn đề mang tính thời sự như:

- Tiềm năng về điều kiện tự nhiên, đất đai để phát triển các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy các thế mạnh của các ngành nghề truyền thống bằng cách áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

56

Các thông tin này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu về Vĩnh Phúc. Góp phần phát triển vốn tài liệu địa chí nói riêng và nâng cao vai trò của Thư viện nói chung. Phục vụ tra cứu thư mục là một hoạt động không thể tách rời trong hoạt động của các Thư viện tỉnh, thành phố có mối quan hệ mật thiết tới việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,… cũng như thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của của bạn đọc địa chí. Vì thế nhu cầu về địa chí ngày càng tăng lên trước hết là phục vụ các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học hay các cán bộ chuyên môn, văn hóa, đội ngũ giảng viên, sinh viên…

Không chỉ hoàn thiện các sản phẩm thông tin địa chí, việc đa dạng các dịch vụ thông tin địa chí cũng rất quan trọng. Ngoài việc phục vụ bạn đọc tại chỗ cán bộ địa chí còn có thể sao chụp tài liệu gốc cho những bạn đọc không có khả năng và điều kiện đến Thư viện và thực hiện một số dịch vụ phục vụ ngoài Thư viện:

- Tổ chức các hình thức thông báo tài liệu địa chí mới, tổ chức hộp phích, triển lãm và điểm tài liệu địa chí.

- Hàng năm, vào những ngày lễ trọng đại của tỉnh, của đất nước, Thư viện tổ chức các cuộc triển lãm theo chuyên đề nhằm giới thiệu tới bạn đọc vốn tài liệu địa chí của Thư viện. Hoạt động này thu hút được đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu cũng như quần chúng nhân dân tham gia sử dụng Thư viện ngày càng nhiều. Đây được coi là biện pháp kích thích nhu cầu của bạn đọc đến với hoạt động thông tin địa chí.

3.6. Đầu tƣ kinh phí và cơ sở vật chất cho hoạt động địa chí

- Kinh phí:

Hàng năm, trong dự toán ngân sách của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cần có một khoản kinh phí phù hợp cho hoạt động thông tin địa chí. Khi có kinh phí cán bộ thư viện sẽ có điều kiện để tiến hành thường xuyên việc bổ sung

57

tài liệu cũng như tiến hành các hoạt động như: tuyên truyền, giới thiệu nguồn tài liệu địa chí, tổ chức các cuộc triển lãm, các cuộc thi thu hút sự quan tâm của bạn đọc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mua sắm trang thiết bị còn thiếu…

- Diện tích:

Để tăng cường hiệu quả hoạt động địa chí, trong những năm tới Thư viện phải bố trí phòng riêng với diện tích 50 – 80m2 ở vị trí thuận lợi để tổ chức kho và phục vụ riêng bạn đọc nghiên cứu tài liệu địa chí. Cần bố trí không gian riêng cho bạn đọc có nhu cầu tin.

- Trang thiết bị:

Hiện nay, Thư viện cũng đã trang bị được một số trang thiết bị cần thiết nhưng trong thời gian tới cần đầu tư thêm các loại bàn ghế, tủ thư mục, tủ trưng bày giới thiệu tài liệu địa chí, giá đựng tài liệu… phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và hiện đại. Đầu tư các trang thiết bị bảo vệ phòng chống cháy, nổ, hệ thống báo động, hệ thống đèn tia tím chống mối mọt cho kho tài liệu và các kỹ thuật nhằm phục chế và bảo quản tài liệu. Thư viện cần ưu tiên dành cho bộ phận địa chí 2 – 3 máy vi tính để có thể đưa ra cho bạn đọc tự tra tìm thông tin trên các cơ sở dữ liệu địa chí, một máy scanner để quét, lưu giữ tài liệu, thông tin. Nội dung tài liệu trên CD – ROM có thể sử dụng thay cho việc sử dụng tài liệu gốc góp phần bảo vệ tài liệu gốc và dễ dàng tổ chức tra cứu tự động tại thư viện. Bạn đọc có thể tra tìm tài liệu trên máy thay vì sử dụng một bản tài liệu gốc. Ngoài ra bộ phận địa chí cần thêm một máy in, máy photo…

3.7. Đào tạo cán bộ thƣ viện và ngƣời dùng tin địa chí

3.7.1. Đào tạo cán bộ thư viện

- Điểm mạnh của đội ngũ cán bộ thư viện Vĩnh Phúc là: 85% có trình độ đại học và cao đẳng, 5% trình độ cao học, có kinh nghiệm công tác, đội

58

ngũ trẻ, năng động, sáng tạo. Tuy vậy vẫn cần có kế hoạch đào tạo mọi mặt cho đội ngũ cán bộ thư viện và cán bộ địa chí như:

+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thư viện trong việc bảo quản vốn tài liệu địa chí.

+ Bổ sung kiến thức hiểu biết sâu sắc về địa phương, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là truyền thống văn hóa địa phương, có như vậy mới có thể dự đoán được các nguồn tài liệu địa chí để sưu tầm, bổ sung đầy đủ làm phong phú tài liệu địa chí cũng như khả năng thỏa mãn nhu cầu tin địa chí.

+ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý tài liệu địa chí. Cán bộ thư viện ngoài việc áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường cần trau dồi kiến thức trong thực tế quá trình công tác để có thể xử lý tốt mọi tình huống có thể xảy ra.

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Pháp, Hán nôm để có thể nghiên cứu tài liệu địa chí cổ trong Thư viện.

+ Cán bộ địa chí cần được bổ sung về năng lực sư phạm, hiểu tâm lý để khai thác thuyết phục người có tài liệu địa chí liên kết trao đổi với Thư viện cũng như khả năng tuyên truyền giới thiệu về nội dung hoạt động địa chí, vốn tài liệu địa chí với bạn đọc.

+ Ngoài ra, Thư viện cần cử cán bộ làm công tác địa chí đi tham dự các hội nghị, hội thảo về công tác địa chí.

3.7.2. Đào tạo người dùng tin địa chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động địa chí ngoài việc đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm vững quá trình xử lý, tra cứu tài liệu còn đòi hỏi người dùng tin địa chí cần có kiến thức về tin học để có thể tự tra cứu. Thư viện nên tổ chức một vài cuộc hội thảo bàn về vấn đề này cũng như tổ chức hướng dẫn cho người dùng tin những kỹ năng và phương pháp cần thiết để có thể tra cứu mục lục, tìm tin trên máy tính một cách dễ dàng. Đồng thời giáo dục ý thức bảo quản vốn tài liệu cho bạn đọc nghiên cứu.

59

KẾT LUẬN

Thông tin là một trong 4 yếu tố quan trọng hiện nay của mỗi Quốc gia. Hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc cũng vậy. Thông tin địa chí chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi được đem ra sử dụng và áp dụng vào thực tiễn.

Công tác địa chí là một hoạt động đặc thù của Thư viện tỉnh, thành phố nói chung và Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Hoạt động địa chí có nhiệm vụ quan trọng giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu biết toàn diện về địa phương mình, về địa lý, lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, đời sống văn hóa, phong tục tập quán. Nắm vững đường lối chính sách kinh tế văn hóa của địa phương để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bằng việc thông qua các nguyên tắc và nội dung nghiệp vụ chuyên môn địa chí, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp các cơ quan và bạn đọc nghiên cứu những tài liệu cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển mọi mặt của địa phương. Đồng thời tác động trực tiếp đến người dùng tin địa chí. Mặt khác, hoạt động Thư viện địa chí Vĩnh Phúc còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc làm cho nền văn hóa không những không mất đi mà còn ngày càng phát triển tạo nên nét đẹp mới trong sự phát triển chung của Vĩnh Phúc.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tìm hiểu về địa phương của mọi tầng lớp bạn đọc ngày càng tăng. Công tác địa chí nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế, xây dựng nền văn hóa mang những nét riêng. Do vậy, Thư viện cần đẩy mạnh việc nghiên cứu về địa phương, phát hiện tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo cho nhân dân trong tỉnh.

Trên thực tế, hoạt động Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã được quan tâm và đạt những kết quả nhất định như: Xây dựng được một lượng vốn tài liệu đáng

60

kể trong khả năng kinh phí không nhiều, xây dựng bộ máy tra cứu, biên soạn và xuất bản các loại thư mục địa chí để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chí, tổ chức thông tin tuyên truyền giới thiệu tài liệu địa chí với bạn đọc…

Để nâng cao chất lượng hoạt động thông tin địa chí, Thư viện cần triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ như: tăng cường việc sưu tầm thu thập tài liệu địa chí, nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin địa chí, đào tạo cán bộ và người dùng tin địa chí…

Để thực hiện được những giải pháp trên đưa công tác địa chí ngày càng phát triển đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực cố gắng của ban giám đốc cùng với đội ngũ cán bộ thư viện mà cần có sự quan tâm của các cơ quan đầu ngành về Thư viện như Thư viện Quốc gia, Vụ thư viện… mà trực tiếp là Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy… Có như vậy hoạt động địa chí mới phát triển và thỏa mãn nhu cầu tin ngày càng tăng của bạn đọc, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hội nghị công tác địa chí của Thư viện tỉnh, thành trong thời kỳ mới (2001), Phú Yên,184tr.

2. Bộ văn hóa Thể thao và du lịch (2006), Quyết định số 102 của Bộ trưởng ban hành quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm, Hà Nội .

3. Bộ văn hóa – Thể thao và du lịch (2007), Quyết định số 10/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Cần(1994), Công tác địa chí của các Thư viện tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, luận văn thạc sĩ, Hà Nội,108tr.

6. Nguyễn Văn Cần (2001), Đặc trưng của địa chí văn hóa, Tập san Thư viện, số 3.

7. Nguyễn Văn Cần (1984) Thư mục địa chí, Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa, 98tr.

8. Công tác địa chí của Thư viện tỉnh, thành phố (2000), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, 120tr.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của ban chấp hành trung ương khóa VII, tr.63.

10. Đảng cộng sản Việt nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, tr.89,110,111.

11. Nguyễn Thế Đức (2008), Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí tại Thư viện tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 92tr.

12. Nguyễn Thế Đức (1992), Một số nét về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin tài liệu của các Thư viện tỉnh, thành phố, Tập san Thư viện

13.Trịnh Thị Hà (1995), Công tác địa chí của Thư viện tỉnh, Giáo trình, trường đai học thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

62

14. Dương Thị Bích Hồng (1999), Lịch sử sự nghiệp Thư viện Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc, Vụ thư viện, 270tr.

15. Phan Thị Thu Hương (2000), Hoạt động thông tin địa chí Thư viện thành phố Hài Phòng thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ Thư viện, Trường đại học văn hóc Hà Nội, Hà Nội.

16. Kỷ yếu hội nghị địa chí chuyên đề về tổ chức kho sách và chấn chỉnh mục lục tại Đồ Sơn(1975), tr.82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Chu Ngọc Lâm (2006), Tăng cường hoạt động địa chí tại Thư viện tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ, 93tr.

18. Nguyễn Thị Thanh Mai (2007), Tăng cường công tác quản lý nhà nước nhằm hiện đại hóa các Thư viện Việt Nam theo hướng xây dựng thư viện điện tử, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

19. Vũ Dương Thúy Ngà (2006), Những vấn đề cần xem xét trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Thư viện thông tin ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2000), Pháp lệnh Thư viện, Hà Nội.

21. Đoàn Phan Tân (2001), Thông tin học, 337tr.

22.Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin, Thư viện, Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia, 324tr.

23. Tư liệu kinh tế xã hội chọn lọc từ 10 kết quả cuộc điều tra quy mô lớn 1998 – 2000 (2001), Thống kê, 1162tr.

24. Bùi Loan Thùy (2000), Phương pháp nghiên cứu trong Thư viện học, Vụ thư viện.

25. Bùi Loan Thùy (2006), Tăng cường hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thông tin Thư viện trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Thông tin tư liệu.

63

26. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết (2002), Thư viện học đại cương, 266tr.

27. Vai trò của Thư viện trong công cuộc công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước,Hà Nội, 110tr.

28. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Chính trị Quốc gia, 35tr.

29. Về công tác Thư viện: Các văn bản pháp quy hiện hành về Thư viện (2002), Vụ thư viện, 299tr.

30. Nguyễn Hữu viêm (1998), Chất lượng một cơ sở dữ liệu, Hà Nội.

31. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, nxb Văn hóa thông tin, 2000, 630tr.

32. Bùi văn Vựng (1992), Công tác địa chí Thư viện tỉnh, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

33. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Văn hóa, 495tr.

64

65

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHO ĐỊA CHÍ

Bộ máy tra cứu địa chí

66

Tài liệu địa chí sơ khảo tỉnh Vĩnh Phúc

67

Giao diện phần mềm ILIB

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ

Để hoàn thiện hoạt động thông tin địa chí, đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí ngày càng cao của bạn đọc trong thời gian tới. Thư viện tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thông tin địa chí và những đánh giá về hoạt động địa chí của Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

Rất mong sự hợp tác của bạn đọc và trả lời một số câu hỏi dưới đây

Một phần của tài liệu Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 56)