Hình thức bổ sung vốn tài liệu

Một phần của tài liệu Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)

Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành bổ sung tài liệu địa chí theo hai hình thức: Bổ sung hiện tại và bổ sung hồi cố.

Bổ sung hiện tại

Xây dựng vốn tài liệu là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt và lâu dài. Mọi hoạt động địa chí đều xoay quanh vốn tài liệu. Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành công tác bổ sung hiện tại theo các phương thức:

- Bổ sung theo chế độ nộp lưu chiểu: Đây là nguồn bổ sung quan trọng đối với kho tài liệu của Thư viện, vì hầu hết số ấn phẩm này có chứa nội dung

32

địa chí. Nhưng do việc nộp lưu chiểu ở Vĩnh Phúc thực hiện chưa được tốt cùng với những quy định về luật nộp lưu chiểu và quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm đã hạn chế khả năng thu thập ấn phẩm địa phương của thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.

- Bổ sung theo hình thức khác:

+ Bổ sung theo hình thức trả tiền: Thư viện có thể đặt mua sách tại các công ty phát hành sách của tư nhân, cơ quan… Hiện nay Thư viện còn giữ quan hệ với các cá nhân, tổ chức xuất bản địa phương, ban tuyên giáo tỉnh ủy, hội khoa học… Nhưng do kinh phí còn hạn hẹp nên số lượng tài liệu chưa nhiều và không đều đặn.

+ Bổ sung theo hình thức trích báo, tạp chí, sao chụp tài liệu gốc:

Có rất nhiều tài liệu quan trọng dưới dạng bài trích, báo, tạp chí. Đặc biệt là những bài có tính văn kiện, hồi ký, bút ký về các nhân vật địa phương… mang nội dung thông tin lớn, có ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội, văn học nghệ thuật. Số lượng tài liệu gốc còn ít chỉ có một vài bản. Vì thế Thư viện cần tiến hành photo, sao chụp tài liệu gốc thành nhiều bản để cùng một lúc có thể phục vụ nhu cầu của nhiều bạn đọc cũng như nhiều đối tượng người dùng tin.

+ Ngoài ra Thư viện còn tiến hành thu thập những tài liệu không công bố: các luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp tỉnh, các tài liệu liên quan đến hội nghị, hội thảo khoa học hoặc các chế bản, công trình nghiên cứu, các phát minh sáng kiến… Muốn thu thập nguồn tài liệu này cần hiểu rõ các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực của tỉnh để liên hệ, vận động họ cung cấp cho Thư viện những tài liệu mới nhất được công bố hoặc giữ liên hệ với các cơ quan quản lý về các công trình nghiên cứu để mua lại hoặc trao đổi các tài liệu do họ nghiên cứu. Số tài liệu này tuy không nhiều nhưng hầu hết đều là tài liệu quý hiếm.

33

+ Để tiến tới hoàn chỉnh vốn tài liệu địa chí, Thư viện còn có thể bổ sung qua mạng máy tính, bổ sung liên kết hoặc qua việc sưu tầm tài liệu điền dã trong nhân dân.

Bổ sung hồi cố

- Phát hiện sưu tầm tài liệu địa chí thông qua thư mục của các Thư viện lớn ở trung ương. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất tài liệu, có thể là do chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn… Vì vậy Thư viện cần tiến hành bổ sung hồi cố. Đây là hình thức bổ sung những tài liệu bị thiếu trong thời gian trước đây. Việc bổ sung muốn thành công phải có kế hoạch cụ thể, lên danh mục tài liệu địa chí hiện có trong kho so sánh, đối chiếu để phát hiện ra những tài liệu địa chí còn thiếu sau đó lập kế hoạch bổ sung. Theo cách này, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã cử cán bộ có trình độ về các cơ quan lưu trữ Trung ương, Viện thông tin khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia, để phát hiện và sưu tầm tài liệu. Tuy nhiên, do từ lâu Thư viện không tiến hành bổ sung hồi cố nên công tác này còn rất yếu. Khắc phục những tồn tại về vốn tài liệu bổ sung hồi cố là một việc làm mang tính cấp bách và cần thiết để vốn tài liệu của mỗi thư viện có số lượng đầy đủ phong phú về nội dung và có giá trị khoa học cao.

Phát hiện sưu tầm tài liệu địa chí thông qua mạng lưới cộng tác viên. Họ là những nhà nghiên cứu công tác ở các lĩnh vực khác nhau lại khá am hiểu về địa phương. Đội ngũ này giúp Thư viện sưu tầm, dịch thuật tài liệu, viết sách báo.

Nhờ vậy, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng được kho tài liệu địa chí khá hoàn chỉnh với 14.716 cuốn tài liệu địa chí bao gồm các mảng đề tài về địa phương:

+ Về chính trị xã hội địa phương: 4.414 bản + Văn hoá : 8.829 bản

34 + Nhân vật địa phương : 735bản + Hàng vài chục tranh ảnh, bản đồ

+ Khoảng 20 loại báo, tạp chí (Sinh hoạt chi bộ, thông tin tuyên truyền, văn hoá thể thao du lịch, tài nguyên môi trường...)

Đặc biệt, trong kho tài liệu địa chí có một số là tài liệu Hán Nôm và tài liệu tiếng Pháp, sách chép tay có rất nhiều giá trị. Chẳng hạn như: Địa chí Vĩnh Phúc (sơ khảo), sơ khảo lịch sử cách mạng Vĩnh Phúc, lịch sử đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc 50 năm xây dựng và trưởng thành... Đây là những cuốn sách mang tính chất địa chí có nội dung tổng hợp phản ánh mọi hoạt động của địa phương.

Một mảng tài liệu có giá trị nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn hoá làng xã là nguồn gia phả, thần tích, thần sắc, hương ước. Đặc biệt Thư viện Vĩnh Phúc sưu tầm được số lượng hương ước rất lớn. Hương ước là văn bản ghi chép lại luật lệ trong làng do hội đồng kỳ mục biên soạn và thông qua trước dân làng, buộc mọi người trong làng phải tuân theo. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hương ước có từ thời Lê. Nhưng hương ước sớm nhất còn lưu lại tới ngày nay là thời hậu Lê vào khoảng thế kỷ thứ XVII. Hương ước có 2 loại: hương ước cổ truyền và hương ước cải lương. Hiện nay Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc chỉ sưu tầm được những hương ước cải lương. Hương ước cải lương thường bao gồm hai phần: hình thức và nội dung.

- Về hình thức: Hương ước thường kết cấu ở hai dạng sau:

+ Dạng thứ nhất: Hương ước chia thành từng điều, mỗi điều là một quy định ở làng.

Điều 1: Về chức vụ chính trị

Điều 2: Về chức vụ và trách nhiệm Điều 3: Về cầm phong.

+ Dạng thứ hai: Hương ước chia thành từng phần, ví dụ: Hương ước xã Tứ Yên (Lập Thạch).

35

Phần 1: Bao gồm chính trị, tài chính, các khoản thuế. Phần 2: Bao gồm hôn lễ, tang lễ, khao vọng.

- Về nội dung: Hương ước Vĩnh Phúc đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống làng xã. Hương ước quy định về các quan hệ xã hội trong đó nổi lên các chuẩn mực trọng lão, trọng chức vụ, trọng trưởng nam...

Về bộ máy quản lý hành chính, hầu hết các hương ước đều nói về việc trong làng xã như bầu hương hội và nhiệm vụ của bộ máy quản lý hành chính, việc tổ chức hội đồng tộc biểu, hội đồng kỳ mục, việc bầu cử tổng lý và phó lý trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về việc giáo dục, hương ước quy định rõ: “Giáo dục là cái nền cho dân làng được thịnh vượng”.

Về an ninh làng xã, hương ước quy định: “Đối với người không tốt lý lịch phải trông nom xem xét luôn, với người lạ mặt lý lịch càng cần hỏi cho kỹ”.

Thông qua các bản hương ước giúp chúng ta nhận thức tương đối đầy đủ các mặt sinh hoạt, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã Vĩnh Phúc trước kia. Đây là nguồn tài liệu đặc biệt quan trọng cho các nhà nghiên cứu văn hoá địa phương hiểu biết sâu sắc các mặt của địa phương, giúp cho họ có định hướng xây dựng làng văn hoá trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay Thư viện có 250 bản hương ước thời cận đại do sao chép. Huyện có số hương ước nhiều nhất là huyện Tam Dương với 40 bản. Không những vậy, thần tích, thần sắc hiện có ở viện Hán Nôm cũng được Thư viện thu thập khá đầy đủ và phong phú. Thần tích là những bản ghi công trạng của những vị anh hùng có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước hoặc những vị nhiên thần được nhân dân tôn thờ. Thư viện đã sưu tầm 133 bản thần tích trong đó huyện có số lượng thần tích lớn nhất là huyện Tam Đảo.

36

Một phần của tài liệu Hoạt động thông tin địa chí tại thư viện tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)