4.1.1 Môi trƣờng kinh tế
4.1.1.1 Tình hình lạm phát
Theo các số liệu từ tổng cục thống kê thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2013 ở mức một con số với 6,04%. So với tỷ lệ lạm phát của năm 2012 là 6,81%, giảm 0,77% và so với năm 2011 là 18,13%, đã giảm 12,09%, điều này cho thấy tỷ lệ lạm phát hiện nay của Việt Nam đã được kiềm chế và theo đánh giá của các chuyên gia thì năm 2013 là năm đánh dấu tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua kể từ năm 2004 đến năm 2013. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia kinh tế dự đoán thì tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2014-2015 sẽ cao hơn so với năm 2013 với mức tỷ lệ lạm phát khoảng 6,5-7%.
Với tình hình tỷ lệ lạm phát hiện nay và trong thời gian tới vẫn chưa thật sự ổn định nhưng đã được kiềm chế ở mức thấp từ đó cho thấy khả năng tiêu dùng của người dân sẽ tăng trở lại nhưng với tốc độ tăng chậm. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu dùng các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp.
4.1.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 là 5,42%. So với tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2012 là 5,03%, tăng 0,39% và so với năm 2011 thì có giảm với mức 0,47%. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế không được ổn định nhưng cũng đã vượt qua được những khó khăn và đang từng bước phát triển ổn định. Đồng thời, theo dự đoán của các chuyên gia thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014-2015 sẽ có mức tăng trưởng rất cao, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2014 là 5,6-5,8% và trong năm 2015 là 6-6,2%.
Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang từng bước phát triển và sẽ đạt những thành công nhất định với tỷ lệ tăng trưởng rất cao từ năm 2014 đến năm 2015. Với những thuận lợi này sẽ tác động tích cực đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp.
4.1.1.3 Thu nhập bình quân đầu người
Yếu tố thu nhập bình quân đầu người là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ đạt 62,9 triệu đồng, tăng 9,2 triệu đồng so với năm 2012 và tăng 14 triệu đồng so với năm 2011. Với mức thu nhập trong người dân ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng nhu cầu chi tiêu của người dân đối với các mặt hàng, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm từ đó sẽ tác động đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp.
4.1.1.4 Tỷ lệ thất nghiệp
Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều sự biến động. Trong năm 2011 thì tỷ lệ thất nghiệp là 2,27%. Năm 2012 là 1,99%, giảm 0,28% năm 2011. Đến năm 2013 vừa qua thì tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%. Tỷ lệ thất nghiệp có sự biến động như thế cho thấy mức sống của người dân vẫn còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động phải chấp nhận những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân đối với các mặt hàng, trong đó có các sản phẩm bảo hiểm, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp.
4.1.2 Môi trƣờng chính trị-pháp luật
4.1.2.1 Chính trị
Tình hình chính trị ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng đều có một nền chính trị ổn định. Chính trị ổn định là điều kiện quan trọng cho việc thu hút sự đầu tư, vì nơi nào có sự ổn định của nền chính trị thì nơi đó sẽ thu hút được sự quan tâm và nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó, do tính chất là dịch vụ chia sẽ rủi ro cho người tham gia bảo hiểm và cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn để kinh doanh nên các công ty bảo hiểm sẽ không giám thực hiện việc đầu tư kinh doanh vào một nền chính trị không được ổn định. Chính vì vậy, nền chính trị có ổn định thì mới tạo được sự an tâm và cảm thấy an toàn khi tham gia các hoạt động kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp.
4.1.2.2 Pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, có nhiều bộ luật được ban hành sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện. Trong đó luật kinh doanh bảo hiểm đã được đi vào thực hiện từ năm 2001 cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật và điều tiết hoạt động của thị trường được ban hành trong thời gian qua như: Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/200/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung số 61/2010/QH12 đã tạo môi trường pháp lý lành mạnh và tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được thành lập và phát triển.
Sau hơn mười năm thực hiện và áp dụng những quy định của luật kinh doanh bảo hiểm, cũng như Nhà nước đã có những quy định được sửa đổi bổ sung kịp thời đối với ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, qua đó góp phần phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu đáng kể góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, do bảo hiểm nhân thọ là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên bên cạnh những ưu điểm thì pháp luật trong ngành bảo hiểm vẫn còn những mặt còn hạn chế và chưa đồng bộ trong việc thực hiện gây khó khăn cho quá trình hoạt động. Với hệ thống pháp luật dần được hoàn thiện sẽ tác
4.1.3 Môi trƣờng văn hóa - xã hội
Trình độ học vấn chung của Cần Thơ ngày càng được nâng cao khi Cần Thơ là trung tâm đào tạo của vùng với nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Đồng thời, do nhu cầu mở rộng thị trường và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nên sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thông qua công tác tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi trình độ dân trí ngày càng được nâng cao như thế sẽ làm thay đổi nhận thức của người dân về những lợi ích của bảo hiểm sẽ đem lại cho cá nhân và đồng thời, khi thu nhập tăng lên thì khuynh hướng tiêu dùng trong người dân cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam là tiết kiệm nhằm đảm bảo cuộc sống cho bản thân và giai đình trong tương lai từ đó bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu đó. Điều này sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp.
4.1.4 Môi trƣờng công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay đang phát triển nhanh chóng, sự phát triển này đặt bất cứ doanh nghiệp nào vào nguy cơ bị lạc hậu về công nghệ, nên việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển doanh nghiệp. Hơn nữa, việc áp dụng tin học hóa hệ thống quản lý nhằm phát huy hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp như hiện nay.
Đối với DNTN Đạt Thiện Nguyễn thì hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới vào quản lý như: quản lý thông tin khách hàng, nhân viên thông qua hệ thống phần mềm mã hóa, thanh toán chi trả lương bằng thẻ, khách hàng có thể nộp phí bảo hiểm qua ngân hàng, bưu điện. Điều đó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giảm thời gian, tạo sự thuận tiện và hài lòng cho khách hàng. Tuy nhiên, áp lực và chi phí cho việc áp dụng công nghệ mới vào công tác quản lý sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
4.1.5 Môi trƣờng quốc tế
Sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì thị trường Việt Nam đang được mở rộng, các rào cản thương mại từ các thành viên của WTO dần được tháo bỏ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, các hoạt động hợp tác kinh tế và đầu tư được mở rộng. Ngoài ra, Việt Nam còn có một nền chính trị ổn định và an ninh, quốc phòng được đảm bảo, từ đó Việt Nam được xem như môi trường đầu tư lý tưởng, thu hút được các tập đoàn, công ty nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng.
Tuy nhiên, ngoài những cơ hội có được từ việc hợp tác quốc tế được mở rộng thì việc tham gia vào WTO cũng mang lại những thách thức lớn cho các công ty, doanh nghiệp trong nước. Vì khi Việt Nam mở cửa tham gia vào thị trường thế giới thì các tập đoàn xuyên quốc gia, công ty nước ngoài với nguồn lực tài chính hùng mạnh cũng như giàu kinh nghiệm trong kinh doanh và luôn
áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại khi gia nhập vào thị trường Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của doanh nghiệp.
4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG TÁC NGHIỆP 4.2.1 Mức độ cạnh tranh 4.2.1 Mức độ cạnh tranh
Tình trạng tăng trưởng của ngành đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012. Trong đó thì bảo hiểm nhân thọ có tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 20.420 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2012.
Sự khác biệt giữa các sản phẩm là không nhiều vì các sản phẩm bảo hiểm là một hình thức sản phẩm dễ dàng bị bắt chước và không được bảo hộ về bản quyền nên các sản phẩm trên thị trường của các công ty sẽ có các đặc điểm tương đồng nhau.
Tính đặc trưng của thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh, khách hàng chỉ quan tâm và thật sự cảm thấy an toàn khi tham gia các sản phẩm bảo hiểm của các công ty có thương hiệu nổi tiếng và có uy tín trên thị trường.
Các rào cản nếu muốn thoát ra khỏi ngành là tương đối khó, do chi phí trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất của doanh nghiệp là khá lớn cùng với lực lượng nhân viên đông đảo. Đây cũng là một yếu tố làm cho mức độ cạnh tranh tăng lên vì sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới mở ra nhưng các doanh nghiệp cũ thường khó thoát ra khỏi ngành nên thị trường ngày càng bị thu hẹp.
Tóm lại, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến yếu tố đầu ra của doanh nghiệp vì sẽ tác động đến số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo sự đánh giá và nhìn nhận của giám đốc doanh nghiệp và các đại lý bảo hiểm thì các công ty được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Đạt Thiện Nguyễn tại thành phố Cần Thơ thì không nhiều. Các công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife, Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Việt được xem là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Để nắm rõ hơn tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta xét bảng tổng hợp các yếu tố cạnh tranh của các công ty sau đây theo đánh giá của ban quản lý tại doanh nghiệp Đạt Thiện Nguyễn.
Bảng 4.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của DNTN Đạt Thiện Nguyễn so với các đối thủ Các yếu tố Mức độ quan trọng Đạt Thiện Nguyễn
Bảo Việt Manulife Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Nguồn nhân lực 0,11 3 0,33 3 0,33 2 0,22 Dịch vụ khách hàng 0,09 4 0,36 3 0,27 3 0,27 Chất lượng sản phẩm 0,12 4 0,48 2 0,24 3 0,36 Mạng lưới đại lý 0,10 3 0,30 3 0,30 3 0,30
Kênh phân phối sản phẩm 0,08 3 0,24 3 0,24 2 0,24
Uy tín thương hiệu 0,09 4 0,36 2 0,18 4 0,36
Môi trường làm việc 0,12 2 0,24 3 0,36 2 0,24
Hoạt động chiêu thị 0,10 2 0,20 2 0,20 3 0,30 Khả năng tài chính 0,11 1 0,11 3 0,33 3 0,33 Hoạt động nghiên thị trường 0,08 2 0,16 3 0,24 3 0,24 Tổng 1,0 2,78 2,69 2,86
Nguồn: Tác giả tự thực hiện
Nhận xét:
Qua bảng phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: Thứ nhất là Manulife với tổng số điểm quan trọng là 2,86 cho thấy Manulife là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đối với Bảo Việt và Đạt Thiện Nguyễn, vì có sự ứng phó với các yếu tố bên ngoài rất có hiệu quả. Đạt Thiện Nguyễn với tổng số điểm quan trọng là 2,78 điểm cho thấy mức phản ứng của doanh nghiệp với thị trường là khá tốt, còn với Bảo Việt thì tổng số điểm quan trọng là 2,69 điểm, thấp hơn hai đối thủ. Từ việc phân tích trên thì doanh nghiệp Đạt Thiện Nguyễn cần có các biện pháp hoàn thiện các điểm yếu hiện nay, hạn chế những điểm mạnh của Manulife và đồng thời có chính sách phòng thủ đối với Bảo Việt.
4.2.2 Sức mạnh khách hàng
Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ đang kinh doanh, các công ty luôn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm khác nhau, các lợi ích sản phẩm khác nhau và cùng với các mức giá khác nhau nên do tâm lý của khách hàng là thường nhạy cảm với giá cả từ đó khách hàng sẽ có lợi thế mặc cả đối với các công ty vì khách hàng có thể tự do lựa chọn các công ty bảo hiểm khác trên thị trường và với mức phí bảo hiểm thấp hơn và đem đến nhiều
lợi ích hơn. Khi gặp tổn thất hoặc xảy ra sự cố thì khách hàng mong muốn được giải quyết nhanh nhất với thái độ lịch sự và thân thiện.
Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay thì thông tin mà khách hàng có được sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với các thông tin và tìm hiểu rõ hơn về các sản phẩm bảo hiểm, các doanh nghiệp trên thị trường từ đó sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình.
Doanh nghiệp đã tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp so với các công ty khác là chính sách phục vụ khách hàng tận tình, khách hàng sẽ được tư vấn về sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của khách hàng và khi khách hàng đã đồng ý tham gia hợp đồng thì sẽ được tặng kèm các sản phẩm khuyến mãi. Cho nên khách hàng khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp không những được thỏa mãn nhu cầu mà còn được hưởng những giá trị tăng thêm này.
Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp vì khi khách hàng mong muốn xây dựng một quỹ tài chính cho tương lai thì doanh nghiệp cần nắm bắt tốt để thỏa mãn các nhu cầu đó để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Động cơ của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp.
Tóm lại, sức mạnh từ khách hàng sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố đầu ra cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vì khách hàng ngày nay họ có nhiều sự lựa chọn các sản phẩm, các đối thủ trên thị trường.
4.2.3 Sức mạnh nhà cung cấp
Công ty Prudential là một công ty bảo hiểm nhân thọ có uy tín, thương hiệu nổi tiếng và có tiềm lực tài chính vững mạnh nên nguy cơ mà công ty hợp nhất với các nhà cung cấp khác là rất khó xảy ra.