Khái quát về dự án KCN Thăng Long II

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 77)

Công ty TNHH KCN Thăng Long II được thành lập vào ngày 17/11/2006, là liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty KCN Thăng Long (Đông Anh – Hà Nội), hiện đang là chủ đầu tư KCN Thăng Long II, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Sumitomo là một trong những Tập đoàn lớn hàng đầu của Nhật Bản, hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Thông qua việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, Sumitomo đã đạt được rất nhiều thành công và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động phát triển, tiếp thị và vận hành các KCN ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có KCN Thăng Long - Hà Nội đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn như: Canon, Panasonic, Yamaha, ToTo và nhiều nhà đầu tư khác. Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển cuối cùng của KCN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Thăng Long, năm 2006, Sumitomo và Công ty KCN Thăng Long đã bắt đầu nghiên cứu lựa chọn để tìm ra vị trí thuận lợi nhất cho sựđầu tư mở rộng, và đã lựa chọn tỉnh Hưng Yên để phát triển một KCN mới. KCN Thăng Long II được thành lập vào tháng 11/2009 dựa trên các kinh nghiệm thu được từ KCN Thăng Long (TLIP) tại Hà Nội.

Vị trí địa lý: KCN Thăng Long II nằm sát quốc lộ 5 - trục đường huyết mạnh nối liền các tỉnh trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng, thuận tiện cho giao thông đường bộ và đường thủy; cách Hà Nội khoảng 30 km, cách sân bay Nội Bài 68 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 70 km, cảng nước sâu Quảng Ninh khoảng 110 km.

Quy mô diện tích đất: 345,2 ha, chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: 219,6 ha trên địa bàn xã Nghĩa Hiệp, Liêu Xá thuộc huyện Yên Mỹ; đã hoàn thành công tác đền bù, GPMB toàn bộ diện tích đất KCN và đã xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 154,4 ha. Hệ thống đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cấp nước thoát nước, cấp điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhà máy cấp nước, với công suất 4.500m3/ngày đêm và nhà máy xử lý nước thải, với công suất 3.000 m3/ ngày đêm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chủ đầu tư đang tích cực đầu tư xây dựng hạ tầng cho phần diện tích 65,3 ha còn lại.

Giai đoạn 2: Ngày 28/4/2011 Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm KCN Thăng Long II vào danh mục các KCN dự kiến mở rộng đến năm 2015, với diện tích là 125,6 ha thuộc địa bàn các xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào.

Hạ tầng trong KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại với đầy đủ hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải, xử lý nước thải, hệ thống phòng cháy và chữa cháy... Ngoài ra trong KCN còn có các dịch vụ phụ trợ phục vụ hiệu quả cho các doanh nghiệp và công nhân trong KCN như: nhiều hệ thống ngân hàng mở chi nhánh trong KCN; có khu nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia và cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 1 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề; gần KCN có 3 trường cao đẳng và nhiều trường trung cấp dạy nghề. Đây chính là nơi cung cấp nguồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 nhân lực dồi dào, chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 77)