Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 43)

Nhà nước thu hi đất Vit Nam

2.2.2.1. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ GPMB tại Việt Nam

Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam đã và đang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội, nhưng đây hiện tại cũng đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay.

Hội thảo đánh giá tình hình thu hồi đất nông nghiệp của nông dân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đã cho thấy:

* Về diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi để phát triển các KCN, đô thị và các công trình công cộng. Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các KCN và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ởĐông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác là dưới 0,5%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70%-80% diện tích đất canh tác.

* Về đời sống, lao động và việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm 2001-2005 đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ, số hộ bị thu hồi đất ở các vùng khác thấp hơn; Tây Nguyên chỉ có trên 138.291 hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư...Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13% chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Như vậy nông nghiệp vẫn là chỗ dựa của phần lớn số hộ bị mất đất, số lao động bị mất việc làm do mất đất nhiều như Hà Tây (cũ) 35.703 người, Vĩnh Phúc 22.800 người, Nam Định 4.130 người, Hải Dương 9.357 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy 53% số hộ dân bị thu hồi có thu nhập giảm so với trước đây, chỉ có khoảng 13% số hộ có thu nhập cao hơn trước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề và nâng cao khả năng của lao động, đại diện Ngân hàng thế giới WB cho rằng: Sở dĩ hiện nay tỷ lệ lao động địa phương được chọn vào các KCN còn thấp là do nhiều địa phương mất định hướng trong đào tạo nghề; chưa xác định được sẽ phát triển ngành nghề gì, do đó công tác đào tạo nghề chưa bắt kịp nhu cầu thực tế .

2.2.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm về tình hình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian qua

Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2003 được Bộ TN&MT tiến hành năm 2007 cho thấy việc thu hồi đất ở phần lớn các địa phương đang ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai của nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cho cả người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất. Hiện nay, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại các địa phương có những ưu điểm và thiếu sót, yếu kém, bất cập như sau:

* Những ưu điểm:

- Đối với các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh thì việc triển khai bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tương đối thuận lợi và ít gặp trở ngại khó khăn hơn từ phía người bị thu hồi đất.

- Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy Luật kinh tế, các luật liên quan khác, theo hướng cải cách dân chủ, hòa nhập với khu vực và quốc tế hơn so với những giai đoạn trước. Các quy định ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất cũng ngày càng rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

- Nhiều địa phương đã vận dụng một cách linh hoạt, thỏa đáng trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường và hầu như không có hoặc có rất ít khiếu nại trong lĩnh vực này.

- Việc bổ sung quy định về tự thỏa thuận giữa nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 * Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc:

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất được pháp luật công nhận. Đặc biệt là trong việc định giá đất để bồi thường; chưa xử lý được mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất giá đất tái định cư (thường thu hồi thì giá đất bị áp quá thấp, chưa sát với thị trường).

- Chưa giải quyết tốt việc làm hoặc xây dựng khung chính sách hoàn chỉnh về việc làm cho người có đất bị thu hồi là đất nông nghiệp, hoặc những đối tượng lao động nông nghiệp còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ. Việc thu hồi đất nông nghiệp do phát triển KCN, đã làm cho các hộ gia đình nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập thấp và giảm dần. Khảo sát gần đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy, trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động mất việc làm, trong khi đó 1 ha đất nông nghiệp hàng năm tạo ra việc làm cho 13 lao động nông nghiệp. Người mất việc chủ yếu là nông dân, chưa qua đào tạo nghề phi nông nghiệp nên cơ hội tìm việc làm ngoài nông nghiệp là rất khó. Theo kết quả điều tra của Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, tại các vùng nông dân bị mất đất, tỷ lệ lao động không được đào tạo nghề, không có chuyên môn rất cao: Hà Nội 76,2%; Hải Phòng 89%; Bắc Ninh 87%.

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc việc khuyến khích Nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của những người có đất bị thu hồi.

- Giá đất bồi thường, hỗ trợ nhìn chung chưa sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, trong nhiều trường hợp quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị và liền kề với khu dân cư. Tại vùng giáp ranh giữa các tỉnh và vùng giáp ranh giữa đô thị và nông thôn còn chênh lệch quá lớn về giá đất bồi thường, hỗ trợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 - Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường trong nhiều trường hợp không đủ để nhận chuyển nhượng lại đất ở tương đương hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư.

- Việc xác định tính hợp thức về quyền sử dụng đất để tính toán mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđang là một vấn đề nổi cộm trong thực tế. Một mặt, tính hợp thức chưa được quy định rõ trong các Nghị định của Chính phủ như: 22/1998/NĐ-CP; 198/2004/NĐ-CP; 197/2004/NĐ-CP... Mặt khác, việc áp dụng pháp luật ở các địa phương để giải quyết vấn đề này cũng khác nhau; nhiều trường hợp mang tính chủ quan, không công bằng trong xử lý giữa những trường hợp có cùng điều kiện như nhau (do các văn bản quy phạm pháp luật quy định không rõ ràng dẫn đến có trường hợp vận dụng theo cách “lách luật”).

- Tại nhiều dự án, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục từ khi công khai quy hoạch, thông báo kế hoạch, thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...cho tới khâu cưỡng chế, hỗ trợ thi công khi thu hồi đất.

- Nhiều dự án ban đầu công khai là thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế hoặc xây dựng công trình công cộng nhưng một thời gian sau lại có quyết định chuyển mục đích thành dự án xây dựng nhà ở hoặc phân lô bán nền.

- Nhiều dự án chưa xây dựng khu tái định cư đã thực hiện việc thu hồi đất ở. Nhìn chung, các địa phương tỉnh, thành trong toàn quốc hầu nhưđều chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho nhiều dự án trên địa bàn; một số khu tái định cưđã lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ; nhiều trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ của đất bị thu hồi không đủ tiền để mua đất tái định cư hoặc mua xong cũng không đủ tiền xây nhà ở khu tái định cư; có trường hợp người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở 5 tới năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu tái định cư.

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng được Nhà nước quan tâm giải quyết thoả đáng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách cùng với thiếu sự vận dụng cụ thể, linh hoạt tại các dự án khác nhau, mức bồi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 thường khác nhau do sự thay đổi chính sách đã dẫn tới sự so bì và khiếu kiện kéo dài của người có đất bị thu hồi. Vì vậy việc thu hồi đất để thực hiện một số dự án đã không bảo đảm tiến độ, thậm chí không biết đến bao giờ mới thực hiện xong công tác thu hồi đất.

- Một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật; hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc thu hồi đất bị dây dưa kéo dài nhiều năm.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm các thành viên được trưng tập từ các ngành khác nhau, thiếu kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách, nhất là chính sách pháp luật vềđất đai, lúng túng trong việc giải thích chính sách pháp luật cho nhân dân, thậm chí làm sai quy định của pháp luật, dẫn tới khiếu nại và phải tạm dừng việc thu hồi đất.

- Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tưđể triển khai dự án.

- Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường, hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, gây ách tắc trong việc thu hồi đất.

Để khắc phục các tồn tại, bất cập nhiều nội dung trong Luật Đất đai năm 2003; Luật Đất đai 2013 đã quan tâm đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, trong đó có công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cũng như mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước - Nhà đầu tư - Người sử dụng đất được quan tâm.

2.2.2.3. Một số khó khăn hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển các KCN, khu đô thị và các công trình công cộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 Theo kết quả nghiên cứu của Bộ TN&MT từ năm 2005 đến năm 2013, cùng với việc nghiên cứu thực trạng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của các địa phương trong phần tổng quan nêu trên đã cho thấy thực tế công tác này còn gặp rất nhiều khó khăn và tỉnh Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, có nguồn gốc là phù sa châu thổ sông Hồng, có điều kiện thuận lợi cho canh tác (trồng 2 vụ lúa + 1 vụ màu). Các địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng thường ở vị trí thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông…

- Việc thực hiện định giá đất để bồi thường là chưa phù hợp với giá thị trường; và thực tế cũng rất khó xác định giá đất nông nghiệp trên thị trường (vì rất ít trường hợp đất nông nghiệp được chuyển nhượng theo đúng quy định của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 43)