Kiến của người dân về việc nhận tiền bồi thường, hỗ trợ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 93)

STT Gia đình nhận được những loại tiền bồi thường, hỗ trợ nào? S ố phiếu phát ra S ố người xác nhận đã nhận các khoản tiền BT, HT Số lượng Tỷ lệ % 1 Bồi thường đất nông nghiệp 100 100 100 2 Bồi thường, hỗ trợ hoa màu trên đất 100 80 80 3 Hỗ trợổn định đời sống 100 90 90 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 100 60 60 5 Hỗ trợđào tạo, học nghề 100 45 45 6 Hỗ trợ di chuyển mồ mả: 100 21 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Bảng 4.9: Các khoản bồi thường, hỗ trợđối với 100% người dân có đất bị thu hồi S TT Các khoản btrồợi thường, hỗ Xã Dị Sử Xã Phùng Chí Kiên Số lượng (khẩu) Tỷ lệ % Số lượng (khẩu) Tỷ lệ % 1 Bồi thường đất nông nghiệp 1.535/1.535 100 1.542/1.542 100 2 Bồi thường, hộ trợ hoa màu

trên đất 1.535/1.535 100 1.542/1.542 100 3 Hỗ trợổn định đời sống 1.535/1.535 100 1.542/1.542 100 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề 1.535/1.535 100 1.542/1.542 100 5 Hỗ trợ học nghề 1.535/1.535 100 1.542/1.542 100

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

4.3.7. Kết qu thc hin bi thường, h tr khi thc hin thu hi đất d án KCN Thăng Long II tnh Hưng Yên KCN Thăng Long II tnh Hưng Yên

Trong quá trình kê khai, xác minh diện tích đất bị thu hồi, trên địa bàn hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên có 78 hộ gia đình trên tổng số 929 hộ gia đình gặp vướng mắc, chiếm tỷ lệ 8,3%. Tuy nhiên, toàn bộ những khó khăn, vướng mắc đã được hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất đai ở các xã đề xuất các phương án giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi. Chính vì vậy, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên huyện Mỹ Hào đã đạt kết quả cao. Đảm bảo tiến độ về thời gian theo quy định.

Báo cáo tổng hợp kết quả họp dân về phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ đất đai, hoa màu, tài sản vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất tại xã Dị Sử và xã Phùng Chí Kiên thực hiện dự án đầu tư mở rộng KCN Thăng Long II cho thấy: Xã Dị Sử: có 503 trên tổng số 503 hộ dân có đất thu hồi đã ký biên bản và tờ khai, nhất trí với phương án đã công khai, đạt 100%; 138/138 hộ dân có mồ mả trên đất nhất trí với phương án đã công khai, đạt 100%. 9/9 hộ dân có cây cối trồng trên đất công nhất trí với phương án đã công khai, đạt 100%. Xã Phùng Chí Kiên: 426/426 hộ dân có đất bị thu hồi đã đã ký biên bản và tờ khai, nhất trí với phương án đã công khai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Việc triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất dự án KCN Thăng Long II trên địa bàn hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên đều đảm bảo tiến độ về thời gian theo kế hoạch đã đề ra. 100% người dân có đất bị thu hồi đều được thưởng tiến độ. Việc bàn giao đất cho chủ đầu tư nhanh, gọn tạo điều kiện để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

4.3.7.1. Những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc khi thực hiện bồi thường, hỗ

thu hồi đất dự án KCN Thăng Long II tỉnh Hưng Yên * Thuận lợi:

Hệ thống văn bản về công tác bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của tỉnh Hưng Yên khá đồng bộ. Tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thu hồi đất triển khai các KCN.

Có cơ quan chuyên môn về thu hồi đất là Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT, được giao nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyện để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất.

Chủđầu tư dự án là đơn vị có năng lực, đã đạt được nhiều kết quả trong sản xuất kinh doanh, có tiềm lực tài chính vững vàng, thực hiện tốt trách nhiệm của chủđầu tư theo yêu cầu của UBND tỉnh Hưng Yên.

Người dân có đất bị thu hồi nhất trí cao với chủ trương thu hồi đất và các phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất.

* Khó khăn, vướng mắc:

Người dân có đất bị thu hồi được nhận tiền hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tuy nhiên không có nhiều người dân sử dụng tiền được hỗ trợ để cho con em đi học nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Doanh nghiệp cũng không có sựưu tiên, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi vào làm việc trong KCN. Bên cạnh đó, chủđầu tư và cơ quan chức năng, cũng nhưđịa phương chưa có sự phối hợp để tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi. Trong khi đó, số người dân bị thu hồi trên 70% diện tích là 1.233, chiếm 40% trong tổng số 3.077 người dân có đất bị thu hồi. Điều này phần nào gây ảnh hưởng đến tình hình việc làm, đời sống và kinh tế của người dân, hộ gia đình bị thu hồi đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất của huyện, của xã lực lượng mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Công tác phối hợp thực hiện bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất giữa các đơn vị liên quan như Trung tâm phát triển Quỹ đất với các của các phòng, ban của UBND huyện và UBND các xã trong một số phần việc như: xác định nguồn gốc, tính hợp pháp vềđất ở để tính bồi thường, hỗ trợ cho các hộ chưa chặt chẽ, chưa thể hiện rõ ràng trách nhiệm. công tác thẩm định của các phòng, ban có chức năng có lúc còn chậm.

Công tác quản lý và sử dụng đất đai còn hạn chế, việc nhân dân tự dồn đổi ruộng cho nhau không thực hiện các thủ tục qua UBND xã, huyện để cấp lại sổ đỏ làm cho việc xác định diện tích đất hợp pháp của các hộ bị ảnh hưởng gặp rất nhiều khó khăn.

Trong quá trình thực hiện các bước của quy trình thu hồi đất ở cả hai xã đều có những vấn đề phát sinh. Những vướng mắc chủ yếu gồm: hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận, không có biên bản giao đổi đất nông nghiệp, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất; hộ gia đình có biên bản giao đất, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận, nhưng do quy đổi ruộng sâu nên dẫn đến chênh lệch diện tích được giao theo tiêu chuẩn và diện tích ghi trong biên bản; hộ gia đình có biên bản giao đất, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận nhưng do quy đổi ruộng sâu, dẫn đến chênh lệch diện tích được giao theo tiêu chuẩn và diện tích ghi trong biên bản; các hộ dân thuộc diện được giao đất nông nghiệp theo nghị quyết số 03/NQ-TU ngày 27/4/1992 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng nhưng bị quản treo...

Trên địa bàn xã Dị Sử có 68 trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình kê khai, xác minh diện tich đất, 68 hộ dân này đều ở thôn Tháp. Trong đó, 39 hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận, không có biên bản giao đổi đất nông nghiệp, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nguyên nhân là do năm 2003 do đồng chí trưởng thôn đột ngột chết, dẫn đến thất lạc hồ sơđăng ký. 18 hộ dân có biên bản giao đất, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận, song do quy đổi ruộng sâu, dẫn đến chênh lệch diện tích được giao theo tiêu chuẩn và diện tích ghi trong biên bản. 11 hộ dân có biên bản giao đất, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận nhưng do sơ xuất của thôn dẫn đến sai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 lệch diện tích được giao theo tiêu chuẩn và diện tích ghi trong biên bản. Trên địa bàn xã Phùng Chí Kiên có 10 hộ gia đình gặp vướng mắc trong quá trình kê khai, xác minh diện tích đất, trong đó thôn Đào Du có 06 hộ gia đình, cá nhân có sự nhầm lẫn trong quá trình kê khai cấp giấy chứng nhận. Thôn Nghĩa Lộ có 04 hộ gia đình, cá nhân bổ sung quản treo và diện tích đất thờ cúng liệt sỹ.

Bảng 4.10: Khó khăn, vướng mắc trong quá trình bồi thường, hỗ trợSTT Những vướng mắc Xã Dị Sử Xã Phùng Chí Kiên STT Những vướng mắc Xã Dị Sử Xã Phùng Chí Kiên

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

1

Hộ gia đình đình chưa được cấp giấy chứng nhận, không có biên bản giao đổi đất nông nghiệp, đơn xin đăng ký và đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

39/503 7,8 0 0

2

Chênh lệch diện tích được giao theo tiêu chuẩn và diện tích ghi trong biên bản

29/503 5,8 0 0

3 Nhkhai cầm lấp giẫn trong quá trình kê ấy chứng nhận. 0 0 6/426 1,4

4 Chênh lệch diện tích do bổ sung quản treo và diện tích đất thờ cúng liệt sỹ. 0 0 4/426 0,9 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Hộp 4.3 Ý kiến của lãnh đạo và cán bộ UBND xã về kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất

Công tác bồi thường, hỗ trợ và thu hổi đất trên địa bàn 3 thôn của xã Dị Sử được tiến hành thuận lợi, những vướng mắc về diện tích đền bù đều được tháo gỡ sau các cuộc họp dân. Toàn bộ các hộ dân trong xã đều được hưởng tiền thưởng vượt tiến độ. Các khoản bồi thường, hỗ trợ đúng quy định của tỉnh Hưng Yên. Nhà đầu tư phối hợp rất tích cực trong việc chi trả các khoản bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi.

(Ông Vũ Duy Bình, Chủ tịch UBND xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào)

Việc thực hiện đền bù, hỗ trợ thu hồi đất thực hiện dự án KCN Thăng Long II trên địa bàn hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên được thực hiện với tiến độ nhanh,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 dứt điểm, GPMB, bàn giao đất cho nhà đầu tư nhanh hơn nhiều so với một số dự án trên địa bàn huyện Mỹ Hào.

(Ông Thanh, cán bộđịa chính xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào) 4.3.7.2. Ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, việc làm

Nhìn chung, việc thu hồi đất nông nghiệp sẽảnh hưởng đến lao động, việc làm, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương hướng sản xuất, cơ cấu lao động…Vì vậy, cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình và người dân có đất bị thu hồi. Song với những người dân hai xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên có đất bị thu hồi phục vụ dự án KCN Thăng Long II, việc thu hồi đất tuy không ảnh hưởng nhiều đến đời sống nhân dân. Nhiều ý kiến cho rằng, việc nhận tiền đền bù, hỗ trợ với một khoản tiền tương đối lớn, nhiều gia đình đã xây dựng, sửa sang nhà cửa, khang trang, to đẹp hơn.

Hộp 4.4: Ý kiến của lãnh đạo địa phương về sự thay đổi mức sống của các hộ dân và người dân có đất bị thu hồi

Kinh tế xã hội của xã Dị Sử khởi sắc hơn, Doanh nghiệp đã hỗ trợ xã xây trường cấp II, đường giao thông ra đồng phục vụ sản xuất…Dịp lễ, tết, doanh nghiệp phối hợp UBND xã tặng quà, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách. (Ông Vũ Duy Bình, Chủ tịch UBND xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào)

Bảng 4.11: Mức độ thay đổi mức sống sau thu hồi đất STT A. Mức độ thay đổi của gia đình STT A. Mức độ thay đổi của gia đình so với trước khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ Số phiếu phát ra Số người đánh giá mức độ thay đổi của gia đình mình sau thu hồi đất Số lượng Tỷ lệ % 1 Tốt hơn 100 85 85 2 Vẫn như cũ 100 11 11 3 Kém đi 100 4 4 B. Mức độ thay đổi của các gia đình khác có đất bị thu hồi so với trước khi nhận tiền BT, HT Số người đánh giá mức độ thay đổi của gia đình khác sau thu hồi đất 4 Tốt hơn 100 90 90 5 Vẫn như cũ 100 8 8 6 Kém đi 100 2 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Kết quả thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy: Có tới 85% số người được hỏi cho rằng sau khi nhận tiền đền bù, hỗ trợ, mức sống của gia đình mình tốt hơn; 11% cho rằng mức sống như cũ; chỉ 4% cho rằng mức sống kém đi. Khi hỏi về mức sống các hộ gia đình tại địa phương sau thu hồi đất, có 90% số người được hỏi cho rằng các gia đình trong thôn, xã có mức sống tốt hơn; 8% cho rằng mức sống các gia đình trong thôn, xã mức sống như cũ; chỉ có 2% cho rằng mức sống các gia đình khác kém đi. Tuy việc thu hồi đất phục vụ dự án KCN Thăng Long II tỉnh Hưng Yên không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi, song kết quả điều tra về việc người dân có đất bị thu hồi có được ưu tiên hay tạo điều kiện vào làm việc ở các doanh nghiệp thuộc KCN Thăng Long II hay không là vấn đềđáng quan tâm.

Kết quả điều tra cho thấy, trong 100 hộ gia đình, có 17 người mất việc làm và 194 người thiếu việc làm do thu hồi đất. Số người đã tìm được việc làm là 184; trong đó số người đi làm nghề tự do, buôn bán là 81; số người đi làm công nhân không thuộc dự án Thăng Long II là 28; 50 người làm việc nội trợ, giúp việc gia đình; chỉ có 25 người làm việc trong KCN Thăng Long II do đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Công ty hoàn toàn không có chính sách ưu đãi hay ưu tiên tạo điều kiện việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.

Bảng 4.12: Tình hình việc làm của người dân sau thu hồi đất

STT Tình trạng việc làm sau thu hồi đất của 100 hộđiều tra Số lượng

1 Số người mất việc làm 17

2 Số người thiếu việc làm 194 3 Số người đã tìm được việc làm: Trong đó: 184 - Số người đi làm nghề tự do, buôn bán 81 - Số người đi làm công nhân không thuộc dự án Thăng Long II 28 - Số người có việc làm trong KCN Thăng Long II 25 - Số người làm các công việc khác: nội trợ, giúp việc gia đình… 50

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Hộp 4.5: Ý kiến lãnh đạo địa phương về việc làm cho người dân trong KCN Thăng Long II

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 Doanh nghiệp chưa có chính sách ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi vào làm việc tại dự án. Những công nhân của địa phương được tuyển dụng vào làm việc đều do tuyển dụng khách quan, đáp ứng yêu cầu công việc.

(Ông Vũ Duy Bình, Chủ tịch UBND xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào) 4.3.7.3. Tác động đến các vấn đề xã hội

KCN Thăng Long II với những ưu điểm là KCN sạch, thân thiện với môi trường; hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong KCN hiệu quả; thu hút nhiều lao động, trong đó có lao động của địa phương. Dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều người dân của hai xã vùng dự án có cơ hội chuyển đổi nghề sang kinh doanh, dịch vụ, cung cấp lương thực, thực phẩm...cho công nhân, người lao động trong KCN. Không chỉ có vậy, dự án còn góp phần phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, tỉnh và thúc đẩy nền kinh tế của huyện, tỉnh phát triển theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, từ khu dự án đi vào hoạt động, tình hình an ninh chính trị, trật tự có phần phức tạp hơn, do địa bàn có đông công nhân, người lao động từ các địa phương khác về làm việc, cư trú trên địa bàn. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc,

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 93)