Một số nghiên cứu trước đây có liên quan về bồi thường, hỗ trợ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 50)

nước thu hồi đất

- Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Khổng Minh Tùng “Giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”, (2010). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình hình thực thi các chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và có một số kết luận như: Tình hình thực thi chính sách ở địa phương là tương đối tốt, tuy nhiên mức độ minh bạch trong công tác thu hồi đất và bồi thường GPMB là chưa cao, còn có hiện tượng khiếu kiện kéo dài; ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức giá áp dụng bồi thường theo các quy định của Nhà nước và địa phương là chưa hợp lý cần có sự bổ sung và sửa đổi theo hướng tăng lên, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp có tính chất tham khảo để hoàn thiện quá trình thực thi chính sách thu hồi đất, bồi thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 GPMB như tư vấn cho người dân cách sử dụng tiền đền bù, lập quỹ giải quyết việc làm cho người dân mất đất.

- Luận văn thạc sỹ nông nghiệp của tác giả Chu Toàn Thắng “Nghiên cứu thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường GPMB tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” (2011). Tác giả chỉ ra được những khó khăn, bất cập về giá trong quá trình bồi thường.

- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đất đai của tác giả Nguyễn Thiện Tĩnh “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi

đất nông nghiệp để mở rộng KCN Phố Nối A” (2013). Tác giảđã có những nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Văn Lâm; chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập trong quá trình thu hồi đất; đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thư- ờng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của tác giả Đào Thị Phương Cúc “Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”, (2014). Tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Các giải pháp này bao gồm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi liền với chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển nông thôn và đô thị, trước hết là tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân vùng thu hồi đất, có thu nhập ổn định để có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi thu hồi đất; tăng cường công tác tuyên truyền vận động và thực hiện tốt hơn việc lấy ý kiến và công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm phát huy dân chủ, công khai minh bạch, tăng cường sự giám sát của các cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân trong việc bồi thường GPMB.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điu kin t nhiên

Huyện Mỹ Hào nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp huyện Văn Lâm, phía Nam giáp huyện Ân Thi, phía Đông giáp 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), phía Tây giáp huyện Yên Mỹ.

Bản đồ hành chính huyện Mỹ Hào

Huyện Mỹ Hào được thành lập theo Nghị định số 60/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Huyện Mỹ Hào có 7.152,9 ha, diện tích tự nhiên và 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Bần Yên Nhân và các xã Dị Sử, Phùng Chí Kiên, Bạch Sam, Nhân Hòa, Ngọc Lâm, Phan Đình Phùng, Dương Quang, Cẩm Xá, Hòa Phong, Minh Đức, Xuân Dục, Hưng Long.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Huyện Mỹ Hào có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai xu thế thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, thuận lợi trong việc cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển nông nghiệp.

Huyện Mỹ Hào nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng được bắt đầu từđầu tháng 5 đến tháng 8, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 lên tới 380C, đến tháng 7, tháng 8 giảm xuống còn 27 - 280C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Mỹ Hào từ 1.600 - 1.700mm, có năm lượng mưa lên tới trên 2.000mm. Đây là điều kiện thuận tiện cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp phục vụđời sống dân cư trong huyện và các khu vực dân cưđô thị trong và ngoài tỉnh. Ở Mỹ Hào, mùa đông thường khô, lạnh, thiếu nước; mùa mưa thường có bão và ngập úng, khí hậu thuỷ văn khắc nghiệt cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Huyện Mỹ Hào có 2 con sông đào nhỏ đổ ra sông Sặt là sông Bần-Vũ Xá và sông Bắc Hưng Hải (sông Kim Sơn). Đây là 2 con sông giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân toàn huyện (Trang thông tin điện tử huyện Mỹ Hào http://myhao.hungyen.gov.vn).

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Huyện Mỹ Hào có diện tích tự nhiên 79,1 km2; có 13 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 12 xã và 1 thị trấn. Huyện Mỹ Hào có hệ thống giao thông phát triển mạnh, có KCN Phố Nối A, Phố Nối B, KCN Minh Đức... Mỹ Hào nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có tuyến đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 5A chạy qua, nối Hưng Yên với thành phố Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, thuận tiện trong giao lưu kinh tế, văn hóa, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật.

1. Thị trấn Bần Yên Nhân diện tích hành chính là 5,74 km2 2. Xã Phan Đình Phùng diện tích hành chính là 7,52 km2 3. Xã Cẩm Xá diện tích hành chính là 8,91 km2

4. Xã Dương Quang diện tích hành chính là 7,75 km2 5. Xã Hoà Phong diện tích hành chính là 7,43 km2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 6. Xã Nhân Hoà diện tích hành chính là 6,22 km2 7. Xã Hưng Long diện tích hành chính là 4,65 km2 8. Xã Dị Sử diện tích hành chính là 6,70 km2 9. Xã Bạch Sam diện tích hành chính là 4,53 km2 10. Xã Minh Đức diện tích hành chính là 5,53 km2 11. Xã Phùng Chí Kiên diện tích hành chính là 4,44 km2 12.Xã Xuân Dục diện tích hành chính là 4,24 km2 13. Xã Ngọc Lâm diện tích hành chính là 5,44 km2

3.1.2.1 Kết quả phát triển trên các lĩnh vực của huyện Mỹ Hào năm 2012:

Tổng giá trị sản xuất ước đạt 4.665,167 tỷđồng, tăng 16,3% so năm 2011, giảm 1,7% so kế hoạch (kế hoạch tăng 18%); giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1,26% so năm 2011 (kế hoạch tăng từ 1,5 - 2%); giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN tăng 15,3% so năm 2011, giảm 1,2% so kế hoạch (kế hoạch tăng 16,5%); giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng 22% so năm 2011, giảm 2% so kế hoạch (kế hoạch tăng 24%); Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, TTCN - Dịch vụ: 6,0% - 63,0% - 31,0% (kế hoạch: 6% - 62,9% - 31,1%); giá trị hàng xuất khẩu ước đạt 30 triệu USD; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt trên35 triệu đồng; tổng thu ngân sách đạt 312 tỷ 807 triệu đồng, bằng 74% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 68% so với nghị quyết HĐND huyện giao. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh 20 tỷđồng, bằng 72% so với kế hoạch tỉnh giao.

Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; năng suất, sản lượng và giá trị đều tăng. Chăn nuôi, thủy sản phát triển ổn định, công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện tốt. Huyện đã thực hiện hỗ trợ kinh phí và giống một số cây vụ đông và một số giống lúa như giống lúa nếp Yên Mỹ, giống lúa lai. Chủ động xây dựng các phương án phòng chống lụt, bão, úng; thực hiện tu bổ và nạo vét kênh mương đúng kế hoạch, xây dựng kế hoạch tưới tiêu hợp lý. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 283,13 tỷ đồng, tăng 1,26% so năm 2011 (kế hoạch từ 1,5-2%). Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ chăn nuôi thuỷ sản, cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi, thuỷ sản 40,8% -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 59,2%. Tổng diện tích gieo trồng cả năm 8.746 ha, đạt 103% kế hoạch và bằng 98,8% so với năm 2011. Trong đó, diện tích lúa cả năm là 8.253 ha, bằng 100,65% kế hoạch và bằng 98,5% so với năm 2011. Năng suất lúa cả năm đạt 124,3 tạ/ha, trong đó, vụđông xuân đạt 64,53 tạ/ha, vụ mùa đạt 59,5 tạ/ha. Tổng sản lượng thóc là 51,198 tấn, giảm 2,2% so với năm 2011. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 90,5 triệu đồng.

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được quan tâm, hàng ngàn hộ dân sử dụng nước sạch. Công tác xây dựng và khôi phục làng nghề truyền thống được quan tâm và phát triển, đã hoàn thành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tương Bần và được công nhận là 01/10 sản phẩm nước chấm gia vị ngon nhất Việt Nam được tổ chức kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận; các làng nghề khác trên địa bàn được duy trì và phát triển. Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉđạo thực hiện, đã tổ chức hướng dẫn và tập huấn theo bộ tiêu chí mới của Chính phủ.

Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.934,385 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 2.295,312; hộ kinh doanh cá thể đạt 205,19 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 433,883 tỷđồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ.

Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Giá trị thương mại, dịch vụ ước đạt 1.447,652 tỷđồng, tăng 22% so với cùng kỳ (kế hoạch 24%); trong đó tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt 876,728 tỷ đồng, tăng 24,2%; trong đó thương nghiệp tăng 23,35%, khách sạn, nhà hàng tăng 26,9%, dịch vụ tăng 30%; giá trị xuất khẩu ước đạt 30 triệu USD, tăng 15,7% so năm 2011.

Lĩnh vực giao thông - xây dựng cơ bản: Hệ thống giao thông vận tải tiếp tục được quan tâm, chất lượng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phối hợp với tỉnh triển khai GPMB và thi công tuyến đường trục kinh tế Bắc Nam, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn…, các công trình đã đưa vào sử dụng như: dự án nâng cấp cải tạo đoạn đường 197 từ thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Kim Huy đến thôn Yên Xá; mở rộng mặt đường và rãnh thoát nước đường giao thông nông thôn đường 215 đoạn Thôn An Tháp và đoạn chợ Dầm xã Nhân Hòa; nâng cấp cải tạo đoạn đường từ ngã ba trường Mầm non Hoa Hồng đến Quốc lộ 5 cũ Phố Bần; nâng cấp cải tạo 3.250m đường bêtông tại xã Dương Quang, Bạch Sam và 750m đường nhựa đường 197. Các hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách cơ bản được quản lý nền nếp.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ, các công trình xây dựng được đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao đưa vào sử dụng như: dự án xây dựng trụ sở làm việc nhà Thường trực Huyện ủy; công trình hạ tầng UBND huyện; một số hạng mục của chương trình kiên cố hóa trường lớp học. Tập trung chỉđạo các dự án đang triển khai xây dựng đảm bảo đúng tiến độ như: xây dựng nhà hiệu bộ trung tâm giáo dục thường xuyên huyện; xây dựng mới khu nhà ăn, nhà khách, kho lưu trữ UBND huyện; đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo trường THCS Lê Hữu Trác; chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ huyện. Các dự án đang khảo sát và lập thủ tục đầu tư như: Quy hoạch xây dựng khu di tích Tướng công Nguyễn Thiện Thuật; nâng cấp, cải tạo nhà Văn hóa trung tâm huyện…

Lĩnh vực TN&MT: Thực hiện tốt công tác quản lý đất đai, môi trường. Công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Công tác cấp GCNQSDĐ được quan tâm, năm 2012 đã cấp 524 GCNQSDĐ cho các hộ, nâng tổng số hộ được cấp GCNQSDĐ là 8.707 hộ, đạt 54,94% số hộ đủ điều kiện. Triển khai Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND và Quyết định số 18/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh, hiện nay các xã, thị trấn đã hoàn thành kê khai, đang rà soát theo quy định. Tổ chức thanh tra kiểm tra việc thực hiện quản lý đất đai tại các xã, đã phát hiện 09 trường hợp lấn chiếm đất công, 10 trường hợp chuyển đổi đất 03 sai mục đích, đã xử lý 08 trường họp (05 trường hợp lấn chiếm đất; 03 trường hợp chuyển đổi sai mục đích) giao mặt bằng về UBND xã quản lý.

Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt. Duy trì và chỉđạo các tổ vệ sinh môi trường hoạt động có hiệu quả, công tác bảo vệ môi trường đã dần đi vào nền nếp. Phối hợp với Công ty môi trường đô thị tiến hành thu gom, vận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 chuyển và xử lý một số bãi rác thải tồn đọng trên địa bàn huyện với số lượng rác thu gom là 1.451 tấn với kinh phí trên 538 triệu đồng. Thực hiện tốt các hoạt động kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên nước ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó phát hiện những sai phạm và xử phạt 03 đơn vị sản xuất, kinh doanh với số tiền 33,9 triệu đồng. Thẩm định và cấp 09 bản cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp với sở, ngành tỉnh kiểm tra xử lý nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Lĩnh vực tài chính - thuế - kho bạc - ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 312 tỷ 807 triệu đồng, bằng 74% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 68% so với Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó thu tiền sử dụng đất là 18 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch tỉnh giao, bằng 26% so với Nghị quyết HĐND huyện giao. Thuế ngoài quốc danh ước đạt 20 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch tỉnh giao, bằng 69% so với Nghị quyết HĐND huyện giao. Thu ngân sách huyện hưởng đạt 134 tỷ 755 triệu đồng. Thu ngân sách xã hưởng đạt 71 tỷ 527 triệu đồng. Tổng chi ngân sách nhà nước huyện 217 tỷ 776 triệu đồng, bằng 105% so với Nghị quyết HĐND huyện giao.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm, chú trọng và đã đạt được những kết quả nhất định. Quy mô trường lớp ổn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG tác bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ KHI THU hồi đất dự án KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG II TỈNH HƯNG yên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)